Linux và Windows đều là 2 hệ điều hành được nhiều người sử dụng. Trong bài phân tích sự khác nhau giữa Windows và Linux mình đưa ra 1 số sự khác nhau rõ nét của hệ điều hành Linux và Windows.
1. Đơn người dùng – đa người dùng
Windows được thiết kế theo triết lý “một máy tính, một bàn làm việc và một người sử dụng” của Bill Gates. Nghĩa là hai người không thể sử dụng Microsoft Word trên cùng một máy vào cùng một thời điểm – hay ngắn gọn là “single user” (mặc dù sau này thuật ngữ “multitasking” được sử dụng rộng rãi trên Windows 95, nhưng nó thực sự đã được dùng trên UNIX từ rất lâu trước đó – 1969!).
Ngược lại, Linux lại theo triết lý của UNIX. UNIX được phát triển vào những 60 của thế kỷ 20 tại AT&T Bell Labs, và được sử dụng trên máy PDP-7 để dùng chung cho tất cả các phòng ban. Vì thế, UNIX được thiết kế cho phép nhiều người dùng (multiple users) có thể login vào máy chủ vào cùng một thời điểm.
2. Monolithic Kernel và Micro Kernel
Có hai dạng kernel được sử dụng trên các hệ điều hành khác nhau: monolithic kernel và micro-kernel. Monolithic kernel cung cấp tất cả các dịch vụ cho các ứng dụng mà người dùng cần, ngược lại micro-kernel chỉ gọi một phần nhỏ các dịch vụ và các module để thực hiện các chức năng khác.
Hầu hết các bản phân phối Linux đều chấp nhận kiến trúc monolithic kernel – giải quyết mọi lời gọi hệ thống và phần cứng. Trong khi đó, Windows sử dụng dạng micro-kernel – chỉ cung cấp một phần nhỏ dịch vụ cho việc quản lý tiến trình, quản lý nhập/xuất (I/O),…
3. GUI và Kernel
Windows đã tích hợp GUI vào hệ thống nhân dưới sự chấp nhận của hệ thống đã cho ra đời nó – Macintosh của Apple. Điều này giúp hệ điều hành và giao diện người dùng mang tính thống nhất cao.
Mặt khác, Linux giữ hai thành phần này – giao diện người dùng và hệ điều hành – riêng biệt nhau. X Windows khởi chạy giống một ứng dụng người dùng (user-level application); nếu GUI vì một lý do nào đó bị lỗi, Linux sẽ không bị đổ vỡ theo lỗi đó, nó đơn giản gọi màn hình Terminal lên để bạn tiếp tục thực hiện công việc của mình (đặc điểm này khác hoàn toàn với GUI của Windows – nơi thường xuyên xuất hiện màn hình xanh nếu có lỗi hệ thống!).
Tính năng quan trọng nhất của X Windows là khả năng hiển thị màn hình qua mạng trên màn hình của máy trạm khác. Điều này cho phép nhiều người dùng truy cập vào cùng một máy, cùng chạy OpenOffice vào cùng một thời điểm.
Ngoài ra, X Window còn phong phú ở số lượng trình quản lý file mà phổ biến nhất hiện nay là GNOME và KDE.
4. Registry và Text file
Hệ điều hành Windows sử dụng Registry gồm hàng ngàn entry để quản lý tất cả các thông tin và người dùng, thông tin hệ thống,… Việc quản lý registry cực kỳ khó và nguy hiểm. Bất kỳ sự thay đổi registry nào cũng có thể gây ra lỗi nguy hiểm cho hệ thống, thậm chí phải cài lại hệ điều hành.
Linux không quản lý hệ thống bằng registry. Điều này đem lại cả tiện lợi lẫn những tai họa tiềm ẩn. Tiện lợi ở chỗ các file cấu hình hầu hết được lưu trong các file text và được đặt trong thư mục /etc. Như vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng một trình soạn thảo để chỉnh sửa file cấu hình một cách dễ dàng mà không phải hoa mắt tìm kiếm như trong Registry. Những file cấu hình này hiếm khi bị thay đổi, hơn nữa nó ở dạng file text nên rất dễ dàng để xem khi cần thiết. Thậm chí có thể viết script để đọc hoặc chỉnh sửa file cấu hình – điều này đặc biệt hữu dụng cho các quản trị viên khi quản trị hệ thống server một cách tự động.
Tai họa ở chỗ không có bất kỳ tiêu chuẩn nào cho việc viết file cấu hình. Mỗi ứng dụng có một định dạng riêng của nó, nhiều ứng dụng hiện nay sử dụng các công cụ cài đặt dạng GUI, ngoài ra có thể bạn phải cài đặt ứng dụng thông qua source code với rất nhiều bước phải thực hiện để có thể cài đặt ứng dụng một cách thành công.
------------------
Trên đây là những sự khác nhau lớn giữa linux và Windows. Có thể những cập nhật, bản vá của 2 hệ điều hành này có những thay đổi.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo
Khác nhau giữa Windows và Linux |
Windows được thiết kế theo triết lý “một máy tính, một bàn làm việc và một người sử dụng” của Bill Gates. Nghĩa là hai người không thể sử dụng Microsoft Word trên cùng một máy vào cùng một thời điểm – hay ngắn gọn là “single user” (mặc dù sau này thuật ngữ “multitasking” được sử dụng rộng rãi trên Windows 95, nhưng nó thực sự đã được dùng trên UNIX từ rất lâu trước đó – 1969!).
Ngược lại, Linux lại theo triết lý của UNIX. UNIX được phát triển vào những 60 của thế kỷ 20 tại AT&T Bell Labs, và được sử dụng trên máy PDP-7 để dùng chung cho tất cả các phòng ban. Vì thế, UNIX được thiết kế cho phép nhiều người dùng (multiple users) có thể login vào máy chủ vào cùng một thời điểm.
2. Monolithic Kernel và Micro Kernel
Có hai dạng kernel được sử dụng trên các hệ điều hành khác nhau: monolithic kernel và micro-kernel. Monolithic kernel cung cấp tất cả các dịch vụ cho các ứng dụng mà người dùng cần, ngược lại micro-kernel chỉ gọi một phần nhỏ các dịch vụ và các module để thực hiện các chức năng khác.
Hầu hết các bản phân phối Linux đều chấp nhận kiến trúc monolithic kernel – giải quyết mọi lời gọi hệ thống và phần cứng. Trong khi đó, Windows sử dụng dạng micro-kernel – chỉ cung cấp một phần nhỏ dịch vụ cho việc quản lý tiến trình, quản lý nhập/xuất (I/O),…
3. GUI và Kernel
Windows đã tích hợp GUI vào hệ thống nhân dưới sự chấp nhận của hệ thống đã cho ra đời nó – Macintosh của Apple. Điều này giúp hệ điều hành và giao diện người dùng mang tính thống nhất cao.
Mặt khác, Linux giữ hai thành phần này – giao diện người dùng và hệ điều hành – riêng biệt nhau. X Windows khởi chạy giống một ứng dụng người dùng (user-level application); nếu GUI vì một lý do nào đó bị lỗi, Linux sẽ không bị đổ vỡ theo lỗi đó, nó đơn giản gọi màn hình Terminal lên để bạn tiếp tục thực hiện công việc của mình (đặc điểm này khác hoàn toàn với GUI của Windows – nơi thường xuyên xuất hiện màn hình xanh nếu có lỗi hệ thống!).
Tính năng quan trọng nhất của X Windows là khả năng hiển thị màn hình qua mạng trên màn hình của máy trạm khác. Điều này cho phép nhiều người dùng truy cập vào cùng một máy, cùng chạy OpenOffice vào cùng một thời điểm.
Ngoài ra, X Window còn phong phú ở số lượng trình quản lý file mà phổ biến nhất hiện nay là GNOME và KDE.
4. Registry và Text file
Hệ điều hành Windows sử dụng Registry gồm hàng ngàn entry để quản lý tất cả các thông tin và người dùng, thông tin hệ thống,… Việc quản lý registry cực kỳ khó và nguy hiểm. Bất kỳ sự thay đổi registry nào cũng có thể gây ra lỗi nguy hiểm cho hệ thống, thậm chí phải cài lại hệ điều hành.
Linux không quản lý hệ thống bằng registry. Điều này đem lại cả tiện lợi lẫn những tai họa tiềm ẩn. Tiện lợi ở chỗ các file cấu hình hầu hết được lưu trong các file text và được đặt trong thư mục /etc. Như vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng một trình soạn thảo để chỉnh sửa file cấu hình một cách dễ dàng mà không phải hoa mắt tìm kiếm như trong Registry. Những file cấu hình này hiếm khi bị thay đổi, hơn nữa nó ở dạng file text nên rất dễ dàng để xem khi cần thiết. Thậm chí có thể viết script để đọc hoặc chỉnh sửa file cấu hình – điều này đặc biệt hữu dụng cho các quản trị viên khi quản trị hệ thống server một cách tự động.
Tai họa ở chỗ không có bất kỳ tiêu chuẩn nào cho việc viết file cấu hình. Mỗi ứng dụng có một định dạng riêng của nó, nhiều ứng dụng hiện nay sử dụng các công cụ cài đặt dạng GUI, ngoài ra có thể bạn phải cài đặt ứng dụng thông qua source code với rất nhiều bước phải thực hiện để có thể cài đặt ứng dụng một cách thành công.
------------------
Trên đây là những sự khác nhau lớn giữa linux và Windows. Có thể những cập nhật, bản vá của 2 hệ điều hành này có những thay đổi.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo
No comments:
Post a Comment
Đã có một nhận xét mới trên Blog,, cần bạn vào suppost