Hotline: 01628228880 Tìm kiếm
Showing posts with label linux. Show all posts
Showing posts with label linux. Show all posts

Samba Linux là gì? Tìm hiểu Samba trên Linux


Trong môi trường Windows, việc chia sẻ tài nguyên diễn ra rất dễ dàng thì trong môi trường Linux – Windows lại khó khăn hơn. Nguyên nhân chính là do Microsoft hạn chế tính tương thích giữa Windows và Linux. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể cấu hình dịch vụ trên Linux để có thể chia sẻ dễ dàng giữa Linux và Windows. Để làm được điều này, ta cần cấu hình dịch vụ SAMBA. Ngoài ra, việc chia sẻ file giữa các máy Linux được thực hiện qua dịch vụ NFS (Network File System).
Samba cung cấp khả năng chứng thực người dùng khi chia sẻ file hoặc máy in, NFS lại không thể cung cấp bất cứ chứng thực người dùng nào, nhưng ta có thể tích hợp nó vào một Kerbetos domain để chứng thực. Ở phần này, chúng em sẽ trình bày cách thức chia sẻ tập tin và in ấn qua Samba và NFS.
samba lien mang linux va windows

Samba là bộ công cụ ứng dụng mạnh mẽ cho phép các hệ thống như Linux hoạt động thông suốt với HĐH Windows cũng như các HĐH phổ biến khác. Về cơ bản, Samba cung cấp các dịch vụ chia sẻ file và in với các máy Windows. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng giao thức mạng SMB/CIFS (Server Message Block/Common Internet File System) của Microsoft, điều này có nghĩa là có thể triển khai hệ thống Linux mà không cần cài đặt NFS (Network File System).
Từ Linux:
-        Mount thư mục chia sẻ của Windows.
-        Truy cập máy in của Windows.
-        Chứng thực với các máy tính Windows.
Từ Windows:
-        Thấy những thư mục chia sẻ của Linux.
-        Chứng thực với các máy tính Linux.
-        Truy cập máy in của Linux.

Vài khác biệt cơ bản khi làm việc với cả hệ thống Linux và Windows:
Ø  Username & password: thuật toán login/password trên Linux khác hoàn toàn so với PDC (Primary Domain Controller) và AD (Active Directory) trên Windows. Do đó, khi làm việc với cả 2 hệ thống; cần đảm bảo người dùng đăng nhập vào hệ thống một cách dễ dàng mà không cần để ý đến việc chứng thực lại khi đăng nhập vào hệ thống khác,…
Đối với Samba, có vài tùy chọn để quản lý username/password:
ü  Linux PAM (Pluggable Authentication Modules): vẫn cần 2 danh sách người dùng – 1 trên Linux và 1 trên PDC – nhưng người dùng chỉ cần giữ mật khẩu của họ trên hệ thống Windows.
ü  Sử dụng Samba như 1 PDC: cho phép giữ username/password trên hệ thống Linux, Windows sẽ chứng thực với Samba còn Samba sử dụng LDAP.
Ø  Mật khẩu mã hóa: Windows sử dụng mật khẩu mã hóa trong PDC và bất kỳ Server nào yêu cầu chứng thực. Tuy nhiên thuật toán mã hóa của Windows khác biệt hoàn toàn so với Linux, do vậy việc giải mã mật khẩu giữa hai hệ thống không tương thích. Để giải quyết vấn đề này, có 2 cách:
ü  Chỉnh sửa Registry trên Windows client để vô hiệu hóa việc sử dụng mật khẩu được mã hóa.
ü  Cấu hình Samba để tương thích với thuật toán mã hóa/giải mã mật khẩu trên Windows.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Samba gồm 3 thành phần chính đó là smbd, nmbdwinbindd. Hầu hết mọi chức năng của Samba được thực thi bởi hai tiến trình smbdnmbd.
Tiến trình smbd:
Quản lý việc chia sẻ file và dịch vụ in cho các client, đồng thời cũng chịu trách nhiệm chứng thực người dùng bằng cách sử dụng port 139 và 445 để lắng nghe các yêu cầu đến thư mục chia sẻ trên Linux.
Khi một client kết nối, smbd sẽ tạo ra một tiến trình mới, phục vụ cho kết nối này.
Tiến trình nmdb:
Lắng nghe trên port 137, chịu trách nhiệm cung cấp tên NetBIOS của samba server cho các request kết nối.
Tiến trình winbindd:
Dùng khi Samba là 1 phần của domain, dùng để truy vấn server Windows thông tin nhóm và người dùng.
--------------------------------------------
Bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu về CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH DỊCH VỤ MẠNG SAMBA TRÊN LINUX (CentOS)

Kernel Linux là gì? Tìm hiểu kernel Linux

Kernel Linux là gì?
Kernel linux (hạt nhân hệ điều hành Linux) là trung tâm điều khiển của hệ điều hành Linux, chứa các mã nguồn điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hạt nhân được phát triển không ngừng, thường có 2 phiên bản mới nhất, một bản dạng phát triển mới nhất và một bản ổn định mới nhất. Kernel được thiết kế theo dạng modul, do vậy kích thước thật sự của Kernel rất nhỏ. Chúng chỉ tải những bộ phận cần thiết lên bộ nhớ, các bộ phận khác sẽ được tải lên nếu có yêu cầu sử dụng. Nhờ vậy so với các hệ điều hành khác Linux không sử dụng lãng phí bộ nhớ nhờ không tải mọi thứ lên mà không cần quan tâm nó có sử dụng không. Kernel được xem là trái tim của hệ điều hành Linux, ban đầu phát triển cho các CPU Intel 80386. Điểm mạnh của loại CPU này là khả năng quản lý bộ nhớ. Kernel của Linux có thể truy xuất tới toàn bộ tính năng phần cứng của máy.
Phiên bản kernel thay đổi theo quy ước: A.B.C.D.
Trong đó:
- A: phiên bản của kernel - chỉ thay đổi khi có thay đổi rất lớn về định nghĩa hoặc trong code của kernel. Chỉ có 2 lần xảy ra sự thay đổi phiên bản kernel là vào năm 1994 (version 1.0) và 1996 (version 2.0).
- B: thay đổi khi kernal có những thay đổi lớn - việc thay đổi của B tuân theo hệ thống đánh số phiên bản chẵn - lẻ. Số lẻ cho phiên bản đang phát triển, số chẵn cho phiên bản ổn định.
Ví dụ: 2.6.x là phiên bản ổn định, 2.5.x là phiên bản đang phát triển.
- C: thay đổi khi có những thay đổi nhỏ, không đáng kể trong kernel.
- D: thay đổi khi có bug nhỏ hoặc các sercurity fix.
tien trinh phat trien cua he dieu hanh linux

Những sự khác nhau giữa Linux và Windows

Linux và Windows đều là 2 hệ điều hành được nhiều người sử dụng. Trong bài phân tích sự khác nhau giữa Windows và Linux mình đưa ra 1 số sự khác nhau rõ nét của hệ điều hành Linux và Windows.
Windows and linux
Khác nhau giữa Windows và Linux
1. Đơn người dùng – đa người dùng
Windows được thiết kế theo triết lý “một máy tính, một bàn làm việc và một người sử dụng” của Bill Gates. Nghĩa là hai người không thể sử dụng Microsoft Word trên cùng một máy vào cùng một thời điểm – hay ngắn gọn là “single user” (mặc dù sau này thuật ngữ “multitasking” được sử dụng rộng rãi trên Windows 95, nhưng nó thực sự đã được dùng trên UNIX từ rất lâu trước đó – 1969!).
Ngược lại, Linux lại theo triết lý của UNIX. UNIX được phát triển vào những 60 của thế kỷ 20 tại AT&T Bell Labs, và được sử dụng trên máy PDP-7 để dùng chung cho tất cả các phòng ban. Vì thế, UNIX được thiết kế cho phép nhiều người dùng (multiple users) có thể login vào máy chủ vào cùng một thời điểm.
2. Monolithic Kernel và Micro Kernel
Có hai dạng kernel được sử dụng trên các hệ điều hành khác nhau: monolithic kernel và micro-kernel. Monolithic kernel cung cấp tất cả các dịch vụ cho các ứng dụng mà người dùng cần, ngược lại micro-kernel chỉ gọi một phần nhỏ các dịch vụ và các module để thực hiện các chức năng khác.
Hầu hết các bản phân phối Linux đều chấp nhận kiến trúc monolithic kernel – giải quyết mọi lời gọi hệ thống và phần cứng. Trong khi đó, Windows sử dụng dạng micro-kernel – chỉ cung cấp một phần nhỏ dịch vụ cho việc quản lý tiến trình, quản lý nhập/xuất (I/O),…
3. GUI và Kernel
Windows đã tích hợp GUI vào hệ thống nhân dưới sự chấp nhận của hệ thống đã cho ra đời nó – Macintosh của Apple. Điều này giúp hệ điều hành và giao diện người dùng mang tính thống nhất cao.
Mặt khác, Linux giữ hai thành phần này – giao diện người dùng và hệ điều hành – riêng biệt nhau. X Windows khởi chạy giống một ứng dụng người dùng (user-level application); nếu GUI vì một lý do nào đó bị lỗi, Linux sẽ không bị đổ vỡ theo lỗi đó, nó đơn giản gọi màn hình Terminal lên để bạn tiếp tục thực hiện công việc của mình (đặc điểm này khác hoàn toàn với GUI của Windows – nơi thường xuyên xuất hiện màn hình xanh nếu có lỗi hệ thống!).
Tính năng quan trọng nhất của X Windows là khả năng hiển thị màn hình qua mạng trên màn hình của máy trạm khác. Điều này cho phép nhiều người dùng truy cập vào cùng một máy, cùng chạy OpenOffice vào cùng một thời điểm.
Ngoài ra, X Window còn phong phú ở số lượng trình quản lý file mà phổ biến nhất hiện nay là GNOME và KDE.
4. Registry và Text file
Hệ điều hành Windows sử dụng Registry gồm hàng ngàn entry để quản lý tất cả các thông tin và người dùng, thông tin hệ thống,… Việc quản lý registry cực kỳ khó và nguy hiểm. Bất kỳ sự thay đổi registry nào cũng có thể gây ra lỗi nguy hiểm cho hệ thống, thậm chí phải cài lại hệ điều hành.
Linux không quản lý hệ thống bằng registry. Điều này đem lại cả tiện lợi lẫn những tai họa tiềm ẩn. Tiện lợi ở chỗ các file cấu hình hầu hết được lưu trong các file text và được đặt trong thư mục /etc. Như vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng một trình soạn thảo để chỉnh sửa file cấu hình một cách dễ dàng mà không phải hoa mắt tìm kiếm như trong Registry. Những file cấu hình này hiếm khi bị thay đổi, hơn nữa nó ở dạng file text nên rất dễ dàng để xem khi cần thiết. Thậm chí có thể viết script để đọc hoặc chỉnh sửa file cấu hình – điều này đặc biệt hữu dụng cho các quản trị viên khi quản trị hệ thống server một cách tự động.
Tai họa ở chỗ không có bất kỳ tiêu chuẩn nào cho việc viết file cấu hình. Mỗi ứng dụng có một định dạng riêng của nó, nhiều ứng dụng hiện nay sử dụng các công cụ cài đặt dạng GUI, ngoài ra có thể bạn phải cài đặt ứng dụng thông qua source code với rất nhiều bước phải thực hiện để có thể cài đặt ứng dụng một cách thành công.
------------------
Trên đây là những sự khác nhau lớn giữa linux và Windows. Có thể những cập nhật, bản vá của 2 hệ điều hành này có những thay đổi.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo

Khắc phục lỗi: This webpage has a redirect loop - Error 310

Khi truy cập một số Website các bạn gặp tình trạng lỗi This webpage has a redirect loop và có những dòng thông báo liên quan tới lỗi này. Error 310 (net::ERR_TOO_MANY_REDIRECTS): There were too many redirects.
Cụ thể 1 bạn đã thông báo đến itviet360 về gặp lỗi này khi truy cập Gmail Google. Lỗi này cũng xảy ra ở những trang khác, chúng tôi tạm dịch lỗi này là "Trang web này đã lặp lại chuyển hướng". Thực ra cách khắc phục cũng được hướng dẫn ngay sau dòng đó trên trình duyệt thông báo luôn: "The webpage at http://... has resulted in too many redirects. Clearing your cookies for this site or allowing third-party cookies may fix the problem. If not, it is possibly a server configuration issue and not a problem with your computer."
This webpage has a redirect loop

- Khắc phục:
Các bạn chỉ việc xóa đi  Cookies liên quan đến Site này, cách xóa Cookies thì mỗi trình duyệt có 1 hướng dẫn khác nhau. Ở đây tôi hướng dẫn trên 3 trình duyệt thông dụng nhất: Chrome, Firefox, Internet Explorer (IE)
+ Cách xóa Cookies trên trình duyệt Chrome:
Mở trình duyệt Chrome chọn Tools -> History (Hoặc dùng phím Ctrl + H)
This webpage has a redirect loop
Sau đó các bạn lựa chọn: Delete cookies and other site and plug-in data
+ Cách xóa Cookies trên trình duyệt Firefox:
Tương tự các bạn vào: Tool -> Option -> Privacy -> remove individual cookies -> Remove All
This webpage has a redirect loop

+ Cách xóa Cookies trên trình duyệt Internet Explorer:
Internet Option -> General -> Browsing history -> Delete -> Tích vào Cookies rồi nhấn Delete.
This webpage has a redirect loop - Error 310
---------------------------
Chúc các bạn thành công !
BACK TO TOP