Hotline: 01628228880 Tìm kiếm
Showing posts with label N-Windows. Show all posts
Showing posts with label N-Windows. Show all posts

Hướng dẫn cách cài đặt Windows 7 hình minh họa chi tiết

Hướng dẫn cách cài đặt Windows 7 hình ảnh minh họa chi tiết
Làm thế nào để cài đặt đươc Win 7 cho Laptop của mình? Cho mình hỏi cách cài Windows 7 song song với Windows XP? Cài đặt Win 7 trên máy tính của mình?
- Windows 8 ra đời khá lâu nhưng theo 1 số bạn sử dụng thì Windows 7 vẫn thân thiện và dễ sử dụng, thích nghi với nhiều phần mềm hơn.
Bài viết này mình hướng dẫn các bạn cách cài đặt Windows 7. Đây là hướng dẫn chung, các bạn khi muốn cài đặt song song Windows 7 với Windows XP thì có thể tùy chỉnh trong phần cài đặt.
1. Yêu cầu tối thiểu về phần cứng:

- CPU 1GHz hoặc cao hơn với 32 bit hoặc 64 bit.
- 1 GB Ram cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB Ram cho 64 bit.
- 16 GB dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32 bit hoặc 20 GB cho 64 bit.
- Cạc đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
- Ổ đĩa DVD (nếu bạn cài đặt từ DVD).

2. Các bước cài đặt:

Có rất nhiều phương pháp cài đặt Windows 7 nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Windows 7 một cách đơn giản nhất là bạn cài đặt từ ổ đĩa DVD. (Nếu cài đặt từ USB thì trong phần Boot các bạn chọn từ USB)

- Để cài đặt được Windows 7 từ DVD thì trước hết bạn cần phải thiết lập cho máy tính của bạn khởi động từ CD hoặc DVD trong BIOS.

- Để thiết lập cho máy tính khởi động từ CD / DVD bạn khởi động máy tính và nhấn phím Del hoặc F2 tùy theo Mainboard máy tính của bạn (máy tính của tôi sử dụng phím F2).

- Sau khi vào BIOS bạn di chuyển đến thẻ boot và chọn boot từ CD/DVD như hình 1.
Hình 1: Thiết lập máy tính khởi động từ ổ đĩa CD/DVD.
- Sau khi hoàn tất bạn nhấn F10 để lưu cấu hình và thoát khỏi màn hình BIOS sau đó bạn khởi động lại máy tính.
Hình 2: Lưu cấu hình BIOS.
- Bạn chèn đĩa DVD Windows 7 vào ổ đĩa DVD và khởi động máy tính, màn hìnhWindows 7 sẽ load file đầu tiên của Windows 7 khá giống với Windows Vista.
Hình 3. Loading file
- Sau khi load xong, một màn hình Start Windows sẽ hiện ra.
Hình 4. Start Windows.
- Tiếp đến màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện, ở đây bạn sẽ 3 phần để lựa chọn:

+ Language to Install: Ngôn ngữ cài đặt.
+ Time and currency format: Định dạng ngày tháng và tiền tệ.
+ Keyboard or input method: Kiểu bàn phím bạn sử dụng.

- Sau khi bạn lựa chọn hoàn tất, click Next (tôi để các lựa chọn mặc định và click Next).
Hình 5. Chọn ngôn ngữ, múi giờ và kiểu bàn phím.
- Ở màn hình tiếp theo nếu bạn đang cài đặt một hệ điều hành mới thì bạn nhấn nút Install now. Nhưng nếu bạn muốn Repair lại Windows của bạn thì bạn click Repair your Computer. Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới do đó tôi click Install now.
Hình 6. Lựa chọn Repair hay Install.
- Sau khi click Install now thì màn hình Setup is starting sẽ xuất hiện trong vòng vài giây.
Hình 7: Màn hình Setup is starting.
- Trang Select the operating system you want to install thì bạn sẽ lựa chọn các phiên bản Windows 7 bạn muốn cài đặt. Ở đây tôi lựa chọn Windows 7 Ultimate và click Next.(Bước này có thể ko có tùy đĩa Win của bạn)
Hình 8: Lựa chọn phiên bản hệ điều hành.
- Trang Pleae read the license terms, bạn click vào I accept the license terms và click Next.
Hình 9. Click "I accept the license terms"
- Trang Which type of installation do you want? ở đây có hai tùy chọn để cài đặt Windows 7:

+ Upgrade: Đây là lựa chọn khi bạn muốn nâng cấp từ một phiên bản Windows cũ hơn lên Windows 7.
+ Custom (advanced): Đây là tùy chọn bạn sẽ cài đặt một hệ điều hành hoàn toàn mới.

- Ở đây chúng ta đang cài đặt hệ điều hành mới do đó các bạn chọn Custom (advanced).
Hình 10: Lựa chọn kiểu cài đặt.
- Sau khi lựa chọn Custom (advanced) bạn sẽ được chuyển đến màn hình tiếp theo. Tại đây bạn cần phải lựa chọn Partition để cài đặt, nếu máy tính bạn có 1 ổ cứng thì bạn khá dễ dàng cho việc lựa chọn, nhưng nếu trên máy tính bạn có khá nhiều Partition thì bạn cần phải cân nhắc cho việc lựa chọn Partition nào. Khi bạn lựa chọn xong Partition bạn muốn cài đặt hệ điều hành lên đó thì có một vài tùy chọn như: Delete, New hoặc format.
+ Nếu bạn không muốn Format lại Partition thì sau khi lựa chọn xong bạn click Next.
+ Nếu bạn chọn Delete thì sau đó bạn phải chọn New để khơi tạo lại Partition bạn vừa Delete ko thì Partition đó sẽ ko dùng được, rồi chọn Partition và click Next.
+ Nếu ko hiện ra tùy chọn Delete, New hoặc format thì bạn click vào dòng Disk option (Advanced) để hiện ra
Hình 11: Lựa chọn Partition.
- Sau khi bạn click Next thì màn hình cài đặt Windows sẽ bắt đầu, nó có thể mất một ít thời gian và điều này phụ thuộc vào cấu hình máy tính của bạn.
Hình 12: Quá trình cài đặt Windows bắt đầu.
- Toàn bộ quá trình cài đặt hoàn toàn giống như quá trình cài của Windows Vista , trong quá trình cài , có thể Windows sẽ Restart lại máy để apply các file cũng như thư viện cần thiết , và người dùng không phải thao tác nhiều vì Windows hoàn toàn tự động thực hiện gần như hết các tác vụ thay cho người dùng .

3. Khởi động Windows 7 lần đầu tiên.

- Quá trình khởi động với màn hình 4 trái cầu 4 màu chạy theo từng quỹ đạo riêng và cuối cùng chúng hội tụ vào một điểm để tạo nên biểu tượng truyền thống của Microsoft.
Hình 13: Màn hình biểu tượng của Microsoft.
- Sau khi quá trình thực hiện ở bước đầu khởi động, qua bước này chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng thực sự những gì mà Windows 7 đã thay đổi và mang lại cho chúng ta so với phiên Windows Vista. Trước hết là màn hình Preparing mà những ai đã sử dụngWindows Vista cũng đều quen thuộc nhưng ở Windows 7, màn hình này đã thực sự thay đổi và lột xác hoàn toàn. Ngay bên dưới là một thanh ngang với hình một vệt sang chạy từ trái sang phải ngay ở bên dưới dòng chữ Setup is preparing your computer for first use.
Hình 14: Màn hình Preparing.
- Sau màn hình này là màn hình yêu cầu chúng ta điền tên của tài khoản quản trị và tên máy tính sau đó click Next.
Hình 15: Nhập tài khoản người quản trị mà tên máy tính.
- Tiếp theo bạn cần nhập mật khẩu cho tài khoản quản trị, ở đây bạn có thể nhập vào ô gợi nhớ khi bạn quên mật khẩu (hình 15) và click Next.
Hình 16: Nhập mật khẩu và ô gợi nhớ mật khẩu.
- Hộp thoại activation , nếu có activation code hoặc key mà bạn mua bản quyền , thì bạn điền vào ô Product key … . Cuối cùng nhấn Next để qua tiếp bước sau.
Hình 17: Điền key của Windows.
- Màn hình kế tiếp bạn có thể lựa chọn kiểu để bảo vệ hệ điều hành của bạn, ở đây tôi lựa chọn tùy chọn khuyến cáo: Use recommended settings.
Hinh 18. Lựa chọn kiểu để bảo vệ.
- Tiếp theo là bạn cần phải thiết lập Time zone, lựa chọn khu vực phù hợp với bạn và click Next.
Hình 19: thiết lập Time Zone.
- Sau khi click Next bạn sẽ được chuyển tới màn hình thiết lập cấu hình mạng nếu như bạn có kết nối Internet. Ở đây có 3 lựa chọn sau:

+ Public Network: Sử dụng chế độ này nếu như khi bạn đang ở nơi công cộng như tiệm Internet, các quán bar, Café..
+ Work network: Bạn nên sử dụng tùy chọn này nếu bạn đang sử dụng mạng tại nơi bạn đang làm việc.
+ Home network: Đây là tùy chọn tốt nhất khi bạn đang sử dụng mạng tại gia đình.
Hình 20: Lựa chọn kiểu kết nối mạng.
Hình 21. Windows tiến hành cài đặt kết nối mạng.
- Sau khi kết nối mạng thiết lập xong thì màn hình Welcome của Windows 7 sẽ xuất hiện.
Hình 22: Màn hình Welcome.
- Sau khi đăng nhập thành công bạn sẽ có màn hình như sau:
Hình 23: Sau khi đăng nhập.
Trên đây là các bước chi tiết hướng dẫn cài đặt Windows 7 , hy vọng sau khi bạn đọc bài viết này bạn cũng có thể tự cài cho mình một hệ điều hành Windows 7 và tự khám phá những tiện ích tốt nhất mà Windows 7 mang đến.

Một số lỗi khi cài Windows 7:
- Cài xong Win7 ko vào được mạng thì các bạn kiểm tra theo các bước sau:
Đảm bảo dây mạng , model đang hoạt động tốt và các chỗ nối ko lỏng.
Kiểm tra driver mạng (kiểm tra cho chắc vì thường win7 tự nhận driver)
Thiết lập IP cho windows khi model ko tự phân giải IP cho máy (Tìm trên mạng để biết cách thiết lập IP)

- Một số thiết bị không hoạt động như: USB 3.0, Webcam, Bluetooth .v.v. thì các bạn kiểm tra lại driver xem đã cài đủ chưa.

Thiết lập và kết nối Remote Desktop trong Windows 7

Tính năng Remote Desktop Manager của Microsoft trong Windows 7 có thể dễ dàng cho phép người dùng kết nối từ máy này tới máy khác trong cùng 1 hệ thống mạng, và chia sẻ tài liệu, văn bản... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một vài bước cơ bản trong quá trình thiết lập và sử dụng tính năng này trong Windows 7.

Trước tiên, các bạn chọn Start > Control Panel > User Accounts > System & Security:
Quản trị mạng, remote desktop Windows 7
Trong mục System, chọn tab Allow Remote Access như hình dưới:

Khi đã kích hoạt tính năng Remote Desktop thì chúng ta sẽ có 2 tùy chọn:

- Chọn Allow connections from computers running any version of Remote Desktop và nhấn Apply, phù hợp với trường hợp bạn có nhiều Remote Desktop đã được kích hoạt.
- Còn nếu chỉ có 1 phiên bản Remote Desktop duy nhất đang hoạt động thì chọn Allow connections only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication.
Rồi nhấn tiếp Select UsersAdd:
Tiếp theo, chọn tài khoản người dùng được phép kết nối tới Remote Manager bằng cách nhấn Advanced > Find Now, danh sách dưới dạng drop down sẽ hiển thị để lựa chọn, bao gồm tài khoản người dùng, tên máy tính hoặc domain. Sau khi chọn, các bạn nhấn OK:
Nhấn tiếp OK 3 lần để áp dụng sự thay đổi và thoát khỏi toàn bộ các cửa sổ, sau đó chuyển sang bước tiếp theo. Nếu muốn bỏ quyền truy cập Remote Desktop với những tài khoản nào đó thì thực hiện tương tự như trên, nhưng lần này chúng ta nhấn Remove.
Đối với những máy tính khác khi muốn kết nối tới thì họ phải có quyền cho phép truy cập. Và để thiết lập, các bạn mở Start > Control Panel > System > Advanced System Settings, chọn tiếp thẻ Remote và đánh dấu vào ô Allow Remote Assistance connections to this computer. Ở phía cuối cửa sổ, chọn tiếp Allow connections from computers running any version of Remote Desktop và cuối cùng, nhấn nút Advance để mở cửa sổ khác, tại đây chúng ta sẽ chọn Allow this computer to be controlled remotely như hình dưới và nhấn OK:
Tuy nhiên, trước khi có thể kết nối tới máy tính Remote thì các bạn cần phải cấu hình và thay đổi thông tin kỹ thuật của Router và hệ thống Firewall trong hệ điều hành:

- Kết nối qua router tới 1 máy tính duy nhất thì cần phải thay đổi chức năng Port Forwarding để cho phép các cổng kết nối trên 3389, sau đó nhập địa chỉ IP được cung cấp bởi ISP.

- Kết nối tới nhiều máy tính khác nhau qua router, đối với mỗi máy tính muốn kết nối tới thì các bạn cần thiết lập số Port khác nhau để tránh trường hợp xung đột.

- Nếu có Firewall thì chúng ta sẽ phải thay đổi lại để cho phép tín hiệu kết nối tới cổng đang được mở trên Router.

Khi đã hoàn tất các bước thiết lập trên, việc còn lại của chúng ta chỉ là sử dụng tiện ích Remote Desktop Connection trong Windows (mở Start và gõ remote để tìm kiếm), cửa sổ như hình dưới sẽ hiển thị:
Nhập tên máy tính, địa chỉ IP hoặc domain cần kết nối, nhấn Connect và nhập các thông tin cần thiết tại cửa sổ hiển thị tiếp theo.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: quantrimang.com
BACK TO TOP