Hotline: 01628228880 Tìm kiếm
Showing posts with label thuthuatpc. Show all posts
Showing posts with label thuthuatpc. Show all posts

Top 10 cách tăng tốc khởi động máy tính


Đây dường như là chủ đề gây tranh cãi bởi có rất nhiều mẹo điều chỉnh thời gian khởi động. Vậy nên, chúng tôi đã thực hiện một cuộc tìm kiếm trên Internet và kiểm tra những thủ thuật dễ thực hiện, được sử dụng nhiều trên cộng đồng mạng. Vẫn còn rất nhiều thủ thuật khác, một số có thể gây tranh cãi, nhưng 10 điều dưới đây đảm bảo sẽ tăng tốc thời gian khởi động cho máy tính.

10. Điều chỉnh BIOS

Khi cài đặt máy tính lần đầu tiên, BIOS được thiết lập nhằm giúp mọi thứ hoạt động thuận lợi hơn cho người dùng. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành cài đặt, những thứ này sẽ bị disable. Nếu nhấn và giữ phím DEL khi khởi động máy tính (hoặc bất kì phím nào BIOS yêu cầu nhấn), bạn có thể bật chế độ "Quick Boot" và chuyển ổ cứng lên top trong danh sách ưu tiên boot – boot priority. Cài đặt Quick Boot sẽ tắt những kiểm tra hoạt động của máy tính khi lần đầu tiên khởi động và điều chỉnh boot priority sẽ cho máy tính biết không tìm kiếm đĩa CD, ổ USB hoặc các thiết bị đa phương tiện khác khi khởi động. Điều này sẽ giúp người dùng truy cập vào hệ thống nhanh hơn. Nếu đã từng phải khởi động từ đĩa CD, bạn sẽ phải quay trở lại BIOS và đổi lại danh sách boot priority.
Điều chỉnh BIOS

9. Dọn dẹp các phần mềm chạy khi khởi động

Một trong những cách thường được sử dụng nhất để tăng tốc quá trình khởi động là loại bỏ những phần mềm không cần thiết không được khởi động cùng máy tính. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách chạy lệnh msconfig từ hộp thoại tìm kiếm của menu Start. Tiếp đến, vào thẻ Startup. Danh sách ứng dụng ở đây cho bạn biết những ứng dụng này làm công việc gì. Từ đó, người dùng có thể biết được ứng dụng nào mình nên disable và ứng dụng nào nên giữ lại. Bên cạnh đó, phần mềm Soluto cũng là một cách tuyệt vời để dọn dẹp những phần mềm không cần thiết. Giờ đây, Soluto còn có rất nhiều tính năng hữu ích khác khiến nó đáng để bạn download và sử dụng.

8. Trì hoãn những dịch vụ Windows chạy khi khởi động

Rất nhiều người tranh luận rằng disable Services từ msconfig cũng sẽ tăng tốc thời gian khởi động. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng cách này cũng rất rắc rối. Dẫu vậy, người dùng hoàn toàn có thể trì hoãn một số dịch vụ khởi động để máy tính khởi động nhanh hơn và sau đó mới sử dụng tới chúng. Suy cho cùng, bạn không nhất thiết phải cần tới tất cả những dịch vụ này trong thời gian khởi động máy.
Trì hoãn các dịch vụ Windows

7. Thay đổi giá trị timeout của menu Boot

Nếu đang dual-boot máy tính của mình, menu boot sẽ có message "timeout value", nghĩa là khoảng thời gian máy chờ bạn đưa ra lựa chọn trước khi nó boot vào hệ điều hành mặc định. Trong Windows, giá trị timeout này thường là 30 giây, một thời gian khá dài phải chờ đợi. Để thay đổi khoảng thời gian này, vào lại msconfig và kích vào thẻ BOOT.INI và thay đổi giá trị trong hộp thoại timeout về mức thấp hơn. Nếu đang dual-boot với hệ điều hành Linux, bạn có thể chạy menu GRUB boot và thay đổi khoảng thời gian timeout này.

6. Disable phần cứng không sử dụng

Máy tính của bạn tải rất nhiều driver khi nó khởi động lần đầu tiên, bao gồm cả những thứ không dùng đến. Hãy truy cập vào Device Manager từ hộp thoại tìm kiếm của menu Start, tìm kiếm bất kì driver nào không sử dụng tới – Bluetooth controllers, modems, và virtual Wi-Fi adapters là những thủ phạm phổ biến. Phải chuột vào entry muốn disable rồi nhấn Disable. Hãy nhớ chỉ thực hiện việc này với những thứ bạn thực sự không sử dụng nữa – nếu sử dụng Wireless Hosted Networks, bạn vẫn sẽ phải giữ cho virtual Wi-Fi adapters được kích hoạt. Một điều khác cũng cần phải nhắc tới là giữ cho driver được cập nhật cũng sẽ giúp cải thiện thời gian khởi động. Trong trường hợp này, ứng dụng Device Doctor có thể hỗ trợ bạn thực hiện công việc này.

5. Giữ cho phần mềm diệt virus luôn hoạt động và cập nhật

Điều này không cần nói thì ai cũng có thể hiểu được, nhưng chúng tôi vẫn muốn nói tới nó để nhắc nhở người dùng: cài đặt phần mềm diệt virus nào đó, giữ cho nó được cập nhật và quét máy tính định kỳ. Đây là phương pháp thiên về bảo vệ máy tính nhiều hơn là thủ thuật tăng tốc khởi động máy tính. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn bị lây nhiễm malware, chắc chắn nó sẽ làm chậm thời gian khởi động của máy tính. Sử dụng phần mềm diệt virus như Microsoft Security Essentials, bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn. Không thích MSE? Vẫn còn rất nhiềuphần mềm diệt virus tuyệt vời khác trên thị trường và chẳng có lý do gì khiến bạn không sử dụng một trong số chúng để bảo vệ máy tính của mình cũng như tăng tốc thời gian khởi động trong một số trường hợp.
Phần mềm diệt virus

4. Gỡ bỏ font không cần thiết

Windows vốn dĩ đã tải rất nhiều font chữ khi khởi động và điều này cũng làm chậm thời gian khởi động máy tính. Điều này không hẳn là một vấn đề nhưng nó vẫn làm chậm thời gian khởi động. Windows 7 tải hơn 200 font khi khởi động và con số này thậm chí còn cao hơn nếu bạn cài đặt Microsoft Office. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một vài font trong số đó, bạn có thể ẩn chúng để tăng tốc quá trình khởi động. Trong Windows 7, mở folder Fonts từ hộp thoại tìm kiếm của menu Start và tắt tất cả các font chữ không cần tới. Sau đó, kích vào nút Hide trên thanh công cụ. Bằng cách này, khi cần tới những font chữ này sau đó, bạn vẫn có thể mang chúng trở lại nhưng Windows không tải chúng khi khởi động nữa. Chú ý rằng chỉ bỏ một vài font sẽ không tạo hiệu ứng khởi động máy tính nhanh tới mức bạn có thể chú ý tới. Nếu muốn thấy hiệu ứng ngay, có lẽ người dùng sẽ phải ẩn vài trăm font chữ. Điều này cũng chẳng có gì là lạ bởi máy tính có thể chứa rất nhiều font chữ mà ngay chính bản thân bạn cũng không nhận ra.

3. Nâng cấp RAM

Cài đặt nhiều RAM thường là cách hiệu quả để tăng tốc máy tính. Ngay nay, giá RAM cũng không quá đắt vậy nên nếu thấy máy tính chạy chậm, chẳng có lý do gì ngăn chặn bạn không được cắm thêm RAM và giúp cho máy tính chạy mượt hơn. Chúng tôi cũng đã có bài viết cách lắp đặt thêm RAM cho cả máy tính để bàn lẫnlaptop. Ngay cả với những người không có kinh nghiệp, quá trình này cũng rất dễ thực hiện.

2. Đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy tính

Khi khởi động máy tính lần đầu tiên, nó sẽ dành một khoảng thời gian để yêu cầu mạng cung cấp cho một địa chỉ IP. Người dùng có thể loại bỏ quá trình này bằng cách cung cấp cho máy tính một địa chỉ IP tĩnh không thay đổi. Điều này sẽ giúp việc quản lý mạng dễ dàng hơn (do mỗi máy tính chỉ có một địa chỉ IP), nó còn tiết kiệm được khá nhiều thời gian khởi động máy tính.
Đặt địa chỉ IP

1. Cài đặt Solid State Drive

Ngày nay, ổ cứng hiện vẫn là vấn đề nan giải nhất trong hệ thống máy tính. Một trong những cách tốt nhất để nâng cấp máy tính bạn có thể thực hiện là cài đặt một ổ SSD, có thời gian đọc siêu nhanh và giúp cải thiện đáng kể thời gian khởi động. Chắc chắn, nâng cấp ổ cứng không hề rẻ chút nào và chúng cũng yêu cầu những hoạt động bảo trì riêng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng tốc máy tính cùng thời gian khởi động, lắp ổ SSD không phải giải pháp tồi. Sự khác biệt sau khi lắp sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

máy tính khởi động hay tắt nguồn chậm


Nếu gặp tình trạng máy tính khởi động hay tắt nguồn chậm, bạn có hàng tá cách để xử lý, trong đó bao gồm kích hoạt thông báo verbose.

Việc kích hoạt các thông báo verbose không phải là cách giải quyết vấn đề mà là phát hiện và tìm hiểu để bạn có thể xử lý chúng bằng cách gỡ bỏ phần mềm hay cập nhật lại driver bị lỗi.
Kích hoạt Verbose Boot Logging
Gõ lệnh msconfig từ hộp tìm kiếm của Start Menu và nhấn Enter, rồi chọn thẻ Boot. Bạn cần sử dụng một trong hai thiết lập sau:
+ Boot log:Tạo bản ghi ghi lại các driver được tải khi khởi động
+ OS boot information:Hiển thị các driver lên màn hình khi khởi động (uá trình khởi động sẽ chậm hơn một chút)
Khi chọn xong, bạn nhấn OK và khởi động lại máy để lưu các thay đổi.
Nếu chọn kích hoạt Boot log, bạn nhập vào hộp thoại tìm kiếm trên Start menu dòng lệnh sau:
notepad %SystemRoot%\ntbtlog.txt
Bạn sẽ thấy file chứa tất cả các driver đã hoặc không tải được.
Nếu chọn OS boot information, bạn sẽ thấy ngay các driver đã tải.
Ghi chú: Lựa chọn này sẽ làm quá trình khởi động máy lâu hơn, vì vậy bạn nên vô hiệu khi quá trình kiểm tra hoàn tất.
Kích hoạt thông báo dịch vụ khởi động/tắt máy Verbose (Verbose Service Startup/Shutdown Messages)
Windows tải các driver trong suốt quãng thời gianmáy khởiđộng với màn hình màu đen. Khi màn hình đăng nhậpWindows hiện lên là lúc hệ thống đang tải các dịch vụ. Để can thiệp vào quá trình này, bạn mở vào Start menu, gõ regedit và nhấn Enter, rồi chènvào mục mới tạiđường dẫn sau:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\ System
Tiếp theo, bạn nhấp phải chuột và chọn New > DWORD 32-bit để tạo mụcmới với tên VerboseStatus ở cửa sổ bên phải và đặt giá trị là 1.
Bây giờ, khi khởi động hay tắt máy, bạn sẽ thấy các thông báo verbose cho biết dịch vụ nào, chương trình hay driver nào đang làm chậm quá trình này.
Dĩ nhiên, nếu hệ thống bình thường, bạn sẽ thấy các thông báo này xuất hiện rất nhanh, thậm chí bạn chẳng thấy gì cả.
Giải pháp tốt hơn: Sử dụng Soluto
Nếu thực sử muốn kiểm soát các vấn đề xảy ra trong quá trình khởi động, bạn nên sử dụng phần mềm Soluto. Soluto sẽ phân tích toàn bộ quá trình khởi động Windows và chỉ ra các vấn đề mà hệ thốngđang mắc phải để bạn có thể vô hiệu hoá các dịch vụ đang chậm tốc độ khởi động.
Theo GoOnline

Mở nhanh thư mục trong windows 7


Trong Windows 7, bạn có thể mở nhanh các thư mục thường dùng chỉ sau 2 thao tác nhấn chuột.
Bạn vừa nâng cấp lên Windows 7, nhưng bạn đã thực sự khai thác hết mọi thủ thuật mà HĐH mới này cung cấp chưa? Ví dụ, nhiều người dùng thích biểu tượng của cửa sổ Windows Explorer xuất hiện thường trực trên thanh taskbar bởi vì biểu tượng này cung cấp khả năng truy xuất 1 chạm đến các thư mục hay thư viện tương ứng với cửa sổ Explorer đang mở.
Trong Windows 7, để thiết lập truy xuất nhanh một thư mục, bạn chỉ cần rê chuột qua thư mục đó và nhấn chọn biểu tượng kim gút để cố đính nó trong Jump List.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng những biểu tượng đó còn có những tính năng hữu ích khác không? Bằng cách nhấn phải chuột lên biểu tượng đó, bạn có thể triệu hồi một danh sách dạng pop-up (hay trong Windows 7 là Jump List) của các thư mục mà bạn thường xuyên truy xuất. Sau đó, bạn nhấn phải chuột lên thư mục mong muốn và kết quả là thư mục đó sẽ ngay lập tức được mở ra.
Với Windows 7, bạn có thể thiết lập cho bất kỳ thư mục nào được xuất hiện thường trực trên Jump List bằng cách rê chuột qua biểu tượng của thư mục đó và nhấn vào biểu tượng kim gút ở cạnh phải.
Từ giờ trở đi, thư mục đó sẽ trở thành 1 phần trong mục Pinned của danh sách. Vì thế, thậm chí đó không phải là thư mục thường xuyên được truy xuất, bạn vẫn luôn có thể mở nó chỉ với 2 thao tác nhấn chuột. Ngoài ra, nếu muốn, bạn có thể gỡ bỏ một thư mục khỏi danh sách bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng kim gút một lần nữa).
Lưu ý, các thao tác trên sẽ không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung hay vị trí của các thư mục, mà chỉ là cung cấp một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn để truy xuất các thư mục trên máy tính.

Tìm hiểu linh kiện trong máy tính và giải mã tín hiệu những lỗi cơ bản

Bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn "mổ xẻ" một bộ máy tính để bàn thông thường, để cùng xem qua những linh kiện máy tính bên trong. Giúp cho bạn có kiến thức để tự mình có thể lựa chọn những linh kiện phù hợp khi quyết định nâng cấp máy tính hoặc tự sửa máy tính đối với những lỗi cơ bản về phần cứng.


Mỗi linh kiện bên trong máy tính đều đóng góp 1 phần quan trọng trong sự vận hành chung của cả hệ thống, cũng giống như cơ thể con người. Không bộ phận nào là thừa cả. Một số linh kiện còn là yếu tố quyết định đến tốc độ và hiệu suất của máy tính. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem qua danh sách các linh kiện bên trong một bộ máy tính.
Lưu ý : Bài viết này chỉ mang tính chất sơ lược. Về chi tiết của từng linh kiện trong khuôn khổ 1 bài viết chúng tôi không thể đề cập hết được. Nên sẽ hẹn các bạn ở loạt bài lần sau.

1. CPU - Chíp xử lý của máy tính

Đa phần khách hàng và một số kỹ thuật viên máy tính vẫn có thói quen gọi nguyên thùng máy tính là "thùng CPU". Đây là cách gọi sai, vì thực chất CPU chỉ là một con chip nhỏ khoảng 2 x 2 cm. Chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu của hệ thống, phân tích các thuật toán, nhận luồng dữ liệu, các thuật toán phức tạp, sau đó trả về kết quả.
CPU được ví như bộ não của con người, người nào càng thông minh đều đó có nghĩa là bộ não của họ rất phát triển. CPU cũng vậy, các thông số của CPU càng cao đồng nghĩa tốc độ của cả hệ thống cũng được tăng lên rất nhiều.
Hình ảnh của một trong những chíp xử lý:
Tìm hiểu linh kiện trong máy tính và giải mã tín hiệu những lỗi cơ bản
Các sự cố máy tính thường gặp khi CPU có vấn đề:
  • CPU quá nóng do không đươc tản nhiệt tốt -> Máy hay bị tắt ngang sau một thời gian hoạt động hoặc lúc vừa khởi động
  • CPU bị gẫy chân tiếp xúc (hoặc trầy mặt tiếp xúc) -> Máy tính khởi động không lên
  • CPU thiếu điện (do các tụ xung quanh bị phù) -> Máy cũng khởi động không lên

2. Fan CPU - Bộ quạt tản nhiệt cho chip CPU

Đây là thiết bị làm mát cho CPU được nuôi bằng nguồn điện 12V. Thường có dạng tròn hoặc vuông tùy theo CPU. Có phần tiếp xúc với CPU bằng kim loại, thường là nhôm hoặc đồng.

Các sự cố do nguyên nhân Fan CPU:
  • Quạt không quay hoặc quay yếu -> CPU nóng -> Máy khởi động lên một thời gian ngắn rồi tự tắt
  • Lớp keo tản nhiệt bị khô, hoặc chân Fan gắn với bo mạch chính bị gãy. Cũng làm cho CPU nóng và bị các triệu chứng tương tự

3. RAM - Bộ nhớ của máy tính (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)

Đây là linh kiện giúp cải thiện đáng kể tốc độ của máy, được dùng để tải các dữ liệu làm việc lên các chíp nhớ trước khi đưa vào CPU xử lý. RAM càng nhiều thì máy tính chạy càng nhanh. Tuy nhiên với lượng RAM trên 3GB, bạn cần phải cài hệ điều hành phiên bản 64bit mới nhận đủ được. Một số máy chủ chuyên dụng thậm chí còn chạy RAM lên đến 128GB.
Các sự cố do RAM gây ra:
  • Lỏng chân tiếp xúc với mainboard (bo mạch chính) -> Máy khởi động không lên (có thể kèm theo tiếng kêu tit tit khi khởi động)
  • RAM bị hư chip nhớ -> Máy có thể vẫn hoạt động nhưng thường bị "màn hình xanh"
  • RAM cắm lỏng lẻo, không đúng chuẩn hoặc bị ẩm ướt -> Cháy bo mạch chính

4. Mainboard (Motherboard)- Bo mạch chính

Linh kiện này có chức năng chính là để gắn các linh kiện khác và kết nối chúng lại với nhau thông qua các cổng PCI, Socket CPU, Khe cắm RAM, Cổng IDE - SATA. Mỗi loại mainboard thường hỗ trợ một số chuẩn RAM, CPU nhất định. Để xem được một cách chính xác bạn nên tham khảo mục Support list (danh sách hỗ trợ) trên trang chủ của hãng sản xuất main.
Tìm hiểu linh kiện trong máy tính và giải mã tín hiệu những lỗi cơ bản
Các lỗi về main thường gặp:
  • Hư BIOS: Máy không thể khởi động hoặc có thể khởi động nhưng không lưu được cấu hình. (Ngày tháng, thiết bị khởi động, chuẩn nhận diện thiết bị)
  • Phù tụ: gây thiếu điện cho một số thiết bị, nhẹ thì máy tính sẽ thường xuyên bị DUMP (màn hình xanh khi đang dùng) - nặng hơn thì có thể không khởi động được
  • Hư các khe cắm và cổng tiếp xúc: Ngoài việc làm cho thiết bị cắm trên khe hoặc cổng đó không thể nhận diện được, lỗi này còn có khả năng gây cháy nổ do chập điện

5. Card màn hình VGA Card

Card màn hình chủ yếu dành cho những ai có nhu cầu thiên về xử lý đồ họa như: Xem phim HD, Thiết kế đồ họa, Chơi game, dựng phim. Card màn hình cũng có "CPU" và RAM riêng của mình.
Tìm hiểu linh kiện trong máy tính và giải mã tín hiệu những lỗi cơ bản
Các lỗi phổ biến của card màn hình:
  • Lỏng chân tiếp xúc ở khe cắm với Mainboard -> Máy khởi động nhưng màn hình không lên
  • Hư chíp: Màn hình hiển thị màu ở dạng 8 bit, trông rất xấu.
  • Quá nóng: Hình ảnh bị giật, gây đứng máy khi dùng các ứng dụng yêu cầu về đồ họa
Trên đây là 5 linh kiện ảnh hưởng nhiều đến tốc độ và hiệu suất của một bộ máy tính, việc kết hợp giữa các thiết bị phải tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tránh tình trạng xung đột hoặc hỏng hóc do không tương thích.
Ở phần 2 tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu về các linh kiện còn lại bao gồm: Bộ nguồn, Thùng máy, ổ cứng, ổ DVD, Một số card mở rộng ...
Hẹn gặp lại các bạn.

Take Ownership cho tập tin và foder

Cứ cài lại win là đi tìm mù trời chỉ toàn là take ownership cho foder nên post cho ai như mình đỡ phải đi tìm

Đây là code 


  1. Windows Registry Editor Version 5.00
  2.  
  3. [HKEY_CLASSES_ROOT\*\shell\runas]
  4. @="Take Ownership"
  5. "NoWorkingDirectory"=""
  6.  
  7. [HKEY_CLASSES_ROOT\*\shell\runas\command]
  8. @="cmd.exe /c takeown /f \"%1\" && icacls \"%1\" /grant administrators:F"
  9. "IsolatedCommand"="cmd.exe /c takeown /f \"%1\" && icacls \"%1\" /grant administrators:F"
  10.  
  11. [HKEY_CLASSES_ROOT\Directory\shell\runas]
  12. @="Take Ownership"
  13. "NoWorkingDirectory"=""
  14.  
  15. [HKEY_CLASSES_ROOT\Directory\shell\runas\command]
  16. @="cmd.exe /c takeown /f \"%1\" /r /d y && icacls \"%1\" /grant administrators:F /t"
  17. "IsolatedCommand"="cmd.exe /c takeown /f \"%1\" /r /d y && icacls \"%1\" /grant administrators:F /t"

b1:Coppy vào notepad sau đó save với tên bất kỳ abc.reg..
Nhớ là lưu với đuôi .reg.
b2:Nhấp đúp chuột để chạy file vừa save đó.. nếu thành công
nhấp Ok 2 lần
..
Cách dùng: Khi đã chạy file trên  thì trên menu chuột phải  sẽ có thêm mục là take ownership..  Chỉ cần chọn file cần cấp quyền và chọn take ownership là ok..


Ai muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể vào đây
http://forums.mydigitallife.info/threads/9272-Right-Click-Context-Menu-Tweeks-Win7

http://pastebin.com/VZWUDjwa

Cách khắc phục khi mất kết nối Internet


Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không thể kết nối mạng, trong đó phổ biến nhất là những lỗi liên quan đến thiết lập tài khoản, IP, DNS, Proxy, lỗi đường truyền…
Proxy không đúng
Để tiết kiệm lượng dữ liệu tải về, kiểm soát thông tin và đảm bảo an toàn khi truy cập Internet thì một số hệ thống thiết lập thêm máy chủ proxy (tại trường học, quán cà phê…). Khi đó, nếu muốn kết nối đến Internettừ hệ thống trên, máy tính phải đặt proxy cố định theo yêu cầu. Một trường hợp khác là người dùng sử dụng UltraSurf để vào Facebook, rồi sau đó không vào mạng được nữa. Với lỗi này, mỗi trình duyệt sẽ có những thông báo khác nhau, chẳng hạn Google Chrome là “Unable to connect to the proxy server”.

Thiết lập proxy server trên Internet Explorer.
Nếu cần truy cập Internet tại những nơi có proxy, bạn hãy hỏi nhân viên hoặc những người xung quanh để địa chỉ proxy, rồi thiết lập trên trình duyệt của mình. Lưu ý, bạn nên thiết lập proxy trên Internet Explorer vì có thể dùng chung cho các trình duyệt khác và các ứng dụng như Yahoo! Messenger, Skype…
Trên giao diện chính của trình duyệt Internet Explorer, bạn vào “Tools > Internet options > Connections > LAN settings”, đánh dấu chọn vào “Use a proxy server for your LAN”, nhập địa chỉ proxy vào ô Address và nhập cổng proxy vào ô Port bên dưới. Ngược lại, khi truy cập Internet từ nơi khác, bạn phải hủy chọn sử dụng proxy.
Proxy là một máy chủ làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát, tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet của các máy khách. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80 với địa chỉ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.
Lỗi DNS
Với lỗi này, trình duyệt Internet Explorer sẽ hiện thông báo “Internet Explorer cannot display the webpage” khi một trang web không truy cập được, trong đó có thể do lỗi từ DNS. Còn trình duyệt Google Chrome thì rõ ràng hơn, ngoài dòng thông báo “This webpage is not available”, bạn còn dễ dàng nhận diện lỗi DNS qua thông tin “because the DNS lookup failed”.
error-internet-4-jpg-1361985203_500x0
Thông báo lỗi truy cập web do DNS.
Mặc định, máy tính sử dụng hệ thống DNS của nhà cung cấp dịch vụ để nhận diện các địa chỉ web nhập vào, nhưng có những địa chỉ bị loại bỏ khỏi hệ thống DNS này, khiến người dùng không truy cập được, như www.facebook.com. Để xử lý, bạn có thể sử dụng một hệ thống DNS khác, của Google là 8.8.8.8/8.8.4.4. Ví dụ trên Windows 7, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Internet dưới góc phải màn hình, chọn Open Network and Sharing Center, sau đó Change adapter settings. Nhấn chuột phải lên biểu tượng card mạng đang dùng kết nối Internet (dùng mạng dây thường là Local Area Connection, còn dùng Wi-Fi thường là Wireless Network Connection), chọn Properties, nhấn đôi chuột vào Internet Protocol Version 4 trong danh sách “The connection users the following items”. Trên cửa sổ hiện ra, bạn đánh dấu chọn vào “Use the following DNS server address”, nhập địa chỉ DNS chính vào ô “Preferred DNS server”. Thông thường, một hệ thống DNS sẽ có thêm địa chỉ DNS phụ, bạn nhập vào ô Alternate DNS server.
error-internet-2-jpg-1361985203_500x0
Cửa sổ thiết lập IP và DNS.
Vấn đề liên quan đến IP
Cũng trên cửa sổ thiết lập DNS ở trên, bạn thấy những dãy số được điền sẵn trong mục “Use the following IP address”, được gọi là IP tĩnh. Đây có thể là nguyên nhân khiến không vào mạng được.
Xử lý bằng cách chuyển dấu chọn sang “Obtain an IP address automatically” để máy tính tự động xác định địa chỉ IP và một số thông tin khác cho việc kết nối Internet. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ máy tính của những người xung quanh cũng dùng chung hệ thống mạng để kiểm tra IP và Default gateway (nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ cmd, nhập vào ipconfig /all, rồi nhấn Enter). Từ đó, có thể tự thiết lập trong mục “Use the following IP address” sao cho tương ứng. Chẳng hạn, máy khác có thông số IP address 192.168.5.6, Default gateway 192.168.1.1 thì bạn khai báo IP address của mình là 192.168.5.xx (xx khác 6 và linh động thay đổi sao cho đảm bảo không trùng với máy nào xung quanh), còn Default gateway sử dụng giống nhau, hệ thống tự điền thông số cho ô Subnet mask.
Vấn đề với tường lửa
Tường lửa (Firewall) tích hợp sẵn trên Windows ít có khả năng làm mất truy cập Internet của máy tính, nhưng tường lửa trên chương trình diệt virus thường là tác nhân khiến “rớt mạng”. Đối với các truy cập bị tường lửa ngăn chặn sẽ có thông báo rõ ràng, có từ khóa quan trọng là “firewall”.
error-internet-3-jpg-1361985203_500x0
Giao diện thiết lập tường lửa trên chương trình Kapersky.
Bạn vào phần thiết lập (Settings) của chương trình diệt virus, tìm đến thẻ Firewall, rồi thử bỏ dấu Enable, nhấn OK để xem kết quả. Nếu vẫn không truy cập Internet được thì vấn đề không phải ở đây, bạn hãy chọn Enable lại hệ thống tường lửa để đảm bảo an toàn bảo mật cho máy tính.
Thiết lập sai tài khoản
Biểu tượng kết nối Internet ở dưới góc phải màn hình có dấu chấm than hoặc dấu x màu đỏ báo hiệu không có kết nối Internet. Tuy nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là do thiết lập sai mà còn có thể do một số nguyên nhân khác, như dây mạng bị đứt, cổng mạng hay modem bị hư. Song, bạn cần truy cập vào trang quản lý modem để biết rõ nguyên nhân.
Thông thường, trang thiết lập modem có địa chỉ là 192.168.1.1, username/password đăng nhập là Admin/Admin (hoặc admin/admin, root/admin, admin/root…). Sau khi đăng nhập thành công, bạn chú ý thông tin tại trường State, nếu thông báo Disconnect tức là tài khoản thiết lập chưa chính xác. Lúc này, hãy khai báo lại tài khoản đường truyền cho modem là được (tài khoản này khác tài khoản truy cập vào trang quản lý modem và thường được khai báo trong hợp đồng khi đăng ký Internet). Nếu chưa có thông tin tài khoản Internet, bạn có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng nhờ hỗ trợ. Ghi chú, theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên hỏi nhân viên kỹ thuật thông tin tên tài khoản và mật mã ngay khi họ vừa đến lắp đặt Internet. Trước khi thiết lập lại tài khoản như trên, bạn cũng cần gắn lại các đầu dây mạng cho chắc chắn.
Theo: Vnexpress

Phóng to, thu nhỏ với công cụ sẵn có trong Windows 7

Với thủ thuật này, bạn sẽ biết cách sử dụng công cụ Magnifier sẵn có của Windows để theo dõi nội dung từ đại thể đến chi tiết thật dễ dàng trên màn hình máy tính của mình.

Sử dụng Magnifier thật dễ dàng

Dù bạn làm về đồ họa hay văn phòng, sử dụng máy tính cho mục đích công việc hoặc giải trí, rõ ràng có những lúc màn hình không đủ to với bạn. Và Windows 7 đã lường đến điều đó khi tạo nên công cụMagnifier để cho phép bạn phóng to những khu vực trên màn hình. Bài tutorial này sẽ hướng dẫn bạn từ cách mở ứng dụng, sử dụng, và cấu hình để đáp ứng hoàn hảo nhất nhu cầu độc đáo của bạn.

Cách khởi chạy Magnifier

Có vô số cách khác nhau để khởi chạy Magnifier.
Bạn có thể vào Start -> All programs -> Accessories -> Ease of Access-> Magnifier.
Bạn cũng có thể gõ vào từ khóa Magnifier trong hộp tìm kiếm của Menu Start.
Phóng to, thu nhỏ với công cụ sẵn có trong Windows
Và cách ngắn gọn nhất, đó là bạn bấm phím Windows + “dấu +”.

Cách sử dụng Magnifier

Có hai nút để bạn điều chỉnh mức độ phóng đại/thu nhỏ, đó là hai nút “+” và “-“. Bạn có thể chỉnh để có được tỷ lệ phù hợp theo yêu cầu của bản thân.
Phóng to, thu nhỏ với công cụ sẵn có trong Windows

Tiếp theo, bạn có thể chọn loại cách hiển thị MagnifierFull Screen, Lens và Docked.
Phóng to, thu nhỏ với công cụ sẵn có trong Windows
  • Full Screen: Toàn màn hình của bạn sẽ được phóng đại.
  • Lens: Khu vực xung quanh con trỏ chuột sẽ được phóng đại. Khi bạn rê chuột đến đâu, nội dung trong vùng đó sẽ được hiển thị theo tỷ lệ bạn đã chọn.
  • Docked: Cho phép bạn chỉ phóng đại một phần của màn hình, phần còn lại vẫn bình thường.

Tùy biến Magnifier

Bạn chọn nút Options, sau đó tùy chỉnh bật tắt các tùy chọn bạn cần như sau:
Phóng to, thu nhỏ với công cụ sẵn có trong Windows
  • Turn on color inversion: Tăng sự tương phản màu sắc giữa các đối tượng trên màn hình của bạn, giúp bạn dễ theo dõi hơn.
  • Follow the mouse pointer: Hiển thị con trỏ chuột trong cửa sổ Magnifier.
  • Follow the keyboard focus: Hiển thị vùng xung quanh con trỏ chuột khi bạn nhấn phím tab hoặc phím mũi tên.
  • Have Magnifier follow the text insertion point: Hiển thị vùng xung quanh chữ mà bạn vừa gõ.
Và cuối cùng, khi bạn dùng chế độ Lens, nút Options sẽ cho phép bạn dịch chuyển thanh cuộn để điều chỉnh diện tích của vùng Lens cần thay đổi tỷ lệ quan sát.
Phóng to, thu nhỏ với công cụ sẵn có trong Windows
Theo: Quantrimang
BACK TO TOP