Hotline: 01628228880 Tìm kiếm
Showing posts with label ky-nang-viec-lam. Show all posts
Showing posts with label ky-nang-viec-lam. Show all posts

Giao tiếp hiệu quả - bí quyết và kinh nghiệm

Giao tiếp hiệu quả - bí quyết và kinh nghiệm được lấy ra từ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm trong giao tiếp phù hợp với nhiều môi trường khác nhau. Bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi mình có tự tin khi gặp đối tác lớn? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó.
Không yêu cầu những kỹ thuật cao siêu, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp. Nắm rõ một số khía cạnh quan trọng sau đây của kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ giúp mối quan hệ của mình thêm bền vững, khăng khít:
Kỹ năng giao tiếp
Nói ra suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ với đối tác

Nếu bạn không nói cho người khác biết bạn đang nghĩ gì thì làm sao họ biết được tâm trạng của bạn để có cách thức trò chuyện phù hợp? Hãy nhớ rằng, dù thân thiết, thấu hiểu nhau đến đâu, một mối quan hệ chỉ thực sự bền vững khi bạn và người ấy có thể trao đổi thẳng thắn, chân thành với nhau những khúc mắc mà hai bên đang gặp phải. Nếu bạn đang giận họ, đừng ngần ngại nói ra. Sự thẳng thắn có thể làm mất lòng nhau trong chốc lát, nhưng là nền móng vững chắc cho một mối quan hệ bền lâu.

Đối thoại nhiều hơn để hiểu rõ nhau hơn

Nếu hai người gặp nhau chỉ để nói chuyện phiếm trên trời, dưới biển thì đó chưa phải là mối quan hệ bạn bè thực sự. Bạn cần chia sẻ sâu hơn quan điểm, suy nghĩ, cuộc sống của mình với người mà bạn muốn gắn bó (người yêu, bạn thân…) Đối thoại là trao đổi sâu sắc về một vấn đề nào đó, và khi đối thoại càng nhiều, sự thấu hiểu càng mở rộng và mối quan hệ càng thêm khăng khít. Đồng thời, đối thoại nhiều cũng giúp bạn nhận ra những ai không hợp với mình để có sự xác định rõ ràng về mức độ thân thiết.

Đừng úp mở

Không ít người có thói quen “úp mở” một điều gì đó khiến đối phương tò mò, muốn biết. Nhưng điều này bao giờ cũng có tính hai mặt của nó. Sự úp mở của bạn đôi khi khiến đối phương bực bội, cáu bẳn từ đó làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Luận điệu “em có điều này muốn nói với anh…mà thôi, chắc là không cần thiết” và sau đó im bặt của các cô gái rất dễ cho đối tác “nổi điên” vì không hiểu ý định thực của những câu nói này là gì.

Lắng nghe chân thành

Chỉ khi bạn lắng nghe ai đó một cách chân thành và ngược lại, mối quan hệ của bạn mới có giá trị bền vững, có chiều sâu được. Hãy luôn tỏ thái độ lắng nghe khi được chia sẻ, hoặc nếu bạn cảm thấy quá chán nản vì phải nghe, hãy khéo léo cho người kia biết tâm trạng của bạn. Thà tiếp nhận một sự thật phũ phàng hơn là được lắng nghe một cách giả tạo, miễn cưỡng.

Tôn trọng những điểm khác nhau của hai người

Cãi nhau, bất đồng quan điểm không phải luôn luôn xấu. Đôi khi, sự bất đồng khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên thú vị. Không có xung đột, không có bất hòa rất dễ biến thành nhàm chán. Quan trọng là bạn phải biết cách tôn trọng quan điểm của người khác, đồng thời khéo léo giữ lập trường của mình, nếu nó đúng đắn. Ai đúng ai sai đôi khi không quan trọng, quan trọng là bạn biết mối quan hệ này mới thực sự là điều bạn quan tâm.

Không bao giờ xúc phạm, mỉa mai

Đành rằng đây là một điều hiển nhiên trong lý thuyết giao tiếp, nhiều người vẫn không làm được điều là kiềm chế cơn giận và hậu quả là họ làm tổn thương người kia bằng những lời cay độc của mình. Dù sau này, bạn và người đó có làm lành với nhau, thì những lời nói xúc phạm sẽ khó mà đi ra khỏi trí nhớ của người kia. Vì vậy, nên học cách kiềm chế cảm xúc và nói lời xin lỗi khi cần thiết.

Bạn không phải nhút nhát, thế nhưng bạn ngại bắt chuyện với một người lạ đơn giản vì “không biết nói gì”. Hầu hết chúng ta cảm thấy khó chịu khi tham dự một cuộc hội thoại mà chỉ sau vài câu hỏi thăm ban đầu, cả hai đã không còn gì để nói nữa. Vài quy tắc sau sẽ giúp bạn duy trì cuộc trò chuyện một cách hứng thú:
Tự tin trò truyện với đối tác
1. Nắm bắt thông tin từ câu trả lời

Hãy cố gắng đào sâu những câu trả lời của họ bằng các câu hỏi sâu hơn để thể hiện sự quan tâm của bạn. Ví dụ, hỏi “quê bạn có đặc sản gì? Tên bạn đặc biệt quá, nó có ý nghĩa gì không vậy? Hồi cấp 3 bạn học trường nào?… Chú ý, chỉ hỏi những thông tin sơ bộ về bản thân họ, đừng hỏi các thông tin liên quan đến chuyện tình cảm cá nhân, thu nhập,… Ở các nước phương Tây, đây là những đề tài tế nhị mà không ai muốn đề cập đến với một người lạ. Ở Việt Nam, sự cấm kỵ này không rõ nét, nhưng trong xu thế hiện nay thì bạn có thể tin rằng rất nhiều người cảm thấy bị làm phiền khi bạn hỏi về cuộc sống riêng tư của họ.

2. Nắm bắt thông tin từ trang phục, hành vi của người đối diện

Nếu tinh ý, chỉ từ việc quan sát hành vi của người đối diện, bạn có thể thu nhận được một vài thông tin hữu ích về bản thân người đó. Ví dụ như đồng phục trường học, cơ quan tiết lộ nơi công tác của họ, cách trang điểm, ăn mặc tiết lộ tính cách,… Một trong những điều chúng ta hay để ý là nhìn xem họ có đeo nhẫn cưới hay không – việc biết một người đã kết hôn hay chưa quyết định rất nhiều hướng trò chuyện của bạn.

3. Quan tâm đến lời họ nói và sẵn sàng chia sẻ

Hãy thủ sẵn trong túi những câu hỏi mà bạn cho là thú vị, có thể hỏi được cho nhiều đối tượng. Dĩ nhiên là những câu hỏi vô thưởng vô phạt, không đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu hay sự vắt óc suy nghĩ của người đối diện. Căn cứ vào bối cảnh trò chuyện mà bạn có thể đưa ra những câu hỏi này cho phù hợp. Ví dụ, đang đứng ở bãi biển, bạn có thể lấy biển làm đề tài trò chuyện như “biển này đẹp nhỉ, đây là lần đầu tiên tôi đi biển – thật ngạc nhiên phải không, bạn có bao giờ nghĩ cuộc sống của mình sẽ kém vui tươi khi không có biển không?…; ở nhà ga, bạn có thể hỏi người kia đi đâu, quê quán, có hay về quê không…

Khi họ trả lời, hãy tỏ thái độ lắng nghe chân thành, thỉnh thoảng hỏi lại những điểm bạn cần biết thêm. Sau đó, để cuộc nói chuyện khỏi rơi vào im lặng, bạn có thể chia sẻ về bản thân bạn. Nếu bạn có khiếu hài hước, hãy là người nói nhiều hơn. Nhưng nếu bạn không tự tin về khả năng ăn nói của mình, bạn có thể tham gia cuộc trò chuyện với tư cách là người hỏi và người nghe. Dần dần, khi tự tin hơn, bạn sẽ nói nhiều hơn đấy.

4. Kết thúc cuộc trò chuyện một cách nhã nhặn

Nếu thấy người kia có thái độ nhấp nhổm, nhìn đồng hồ hay nhìn ra xung quanh, chắc chắn họ đang đợi ai đó hay có việc quan trọng nào đó. Hãy lịch sự kết thúc cuộc trò chuyện trước “hình như bạn đang bận phải không, bạn có hẹn à/bạn có việc bây giờ à… Nếu bạn muốn gặp lại người đó lần nữa, hai người có thể trao đổi số điện thoại cho nhau, hoặc đơn giản là nick chat yahoo chẳng hạn. Còn nếu đó chỉ là nói chuyện xã giao, bạn cũng nên chào một cách hóm hỉnh “nếu có duyên thì gặp lại nhé”…

Nên nhớ rằng, lịch sự không mất gì cả và đừng cho rằng trò chuyện với ai đó là mất thời gian của cả hai bên. Đây là một cách rất hiệu quả để rèn luyện ký năng giao tiếp của bạn. Và biết đâu bạn sẽ tìm được một người bạn thú vị, dễ thương nào đó qua cuộc trò chuyện này? Vậy nên, hãy làm quen và duy trì cuộc trò chuyện một cách chân thành, thân thiện nhé. Chắc hẳn sẽ có nhiều sự thật bất ngờ đang chờ đón bạn qua những cuộc trò chuyện như thế
--------------------------------------------------------
Nguồn: Kỹ năng giao tiếp.


Kỹ năng mềm - quyết định 50% khi tìm việc

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành được học tại các trường thì kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng khi đi xin việc, chiếm từ 50% – 75% tuỳ đặc thù mỗi việc. Theo nhận định của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, SV VN rất yếu về kỹ năng mềm.

Buổi toạ đàm về “Kỹ năng mềm đối với việc tuyển dụng”, do CLB sách Hà Nội tổ chức chiều 25.10 nhằm giúp khắc phục điểm yếu đó.

Học cách viết đơn xin việc

Ông Trần Trọng Thành, GĐ Cty CP trực tuyến VINAPO nhận định: “99/100 bạn trẻ hiện nay không biết viết đơn xin việc, trình bày CV đúng quy chuẩn”.

Theo ông Thành, hầu hết các bạn trẻ thường mắc các lỗi như: Trình bày dài dòng, không phân đoạn, xuống dòng hợp lý, thông tin cá nhân đưa ra thiếu chọn lọc và có lợi cho mình. Nhiều bạn trẻ có KN nhưng cũng không biết cách làm nổi bật những KN đó sẽ đem lại lợi ích gì khi ứng tuyển vào vị trí mới.

Vì vậy, các bạn trẻ hãy học từ cuộc sống nhiều hơn, đừng nên quá phụ thuộc vào các kiến thức trong trường học. Các trường cũng nên khuyến khích sự sáng tạo của HS, SV không nên gò ép vào một khuôn mẫu nhất định.

Học cách quan sát và đặt ra mục tiêu

Đây là hai điều rất quan trọng giúp các bạn trẻ tự mình nâng cao các kỹ năng mềm. Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, có 5 kỹ năng mềm cơ bản, là: Đặt mục tiêu cho cuộc đời, thuyết trình, tư duy và thay đổi bản thân, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

Theo các chuyên gia tư vấn: Đặt mục tiêu và theo đuổi mục tiêu mình đã lựa chọn là một điểm yếu của nhiều SV VN. Nhiều SV thi vào các trường ĐH-CĐ do sự sắp đặt của bố mẹ, một số khác lại thi theo mốt chứ không biết mình muốn làm gì. Vì vậy, nhiều SV ra trường rồi mà vẫn bỡ ngỡ, không biết nên học tiếp hay đi làm.
Kỹ năng mềm - quyết định 50% khi tìm việc
Kỹ năng thuyết trình cũng là thiếu hụt lớn. Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT Cty Alphabook, cho rằng: “Đây là kỹ năng yếu nhất của SV hiện nay. Các bạn không biết trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình với người đối diện, đặc biệt là trước đám đông hoặc NTD”. Theo ông Bình kỹ năng mềm của các bạn trẻ chỉ đạt 10%. Vì vậy, các trường cần quan tâm hơn đến kỹ năng này và nên đưa vào giảng dạy trong các môn học cần thiết.

“Hãy học cách quan sát mọi vật và hiện tượng xung quanh. Quan sát sẽ giúp chúng ta có được tư duy phân tích tốt và giải quyết công việc hiệu quả”, đó là lời khuyên của ông Nguyễn Minh Thọ, Phó GĐ Cty Brainwork dành cho các bạn trẻ.

Kỹ năng mềm làm việc theo nhóm - Teamwork

Kỹ năng mềm làm việc nhóm - Teamwork
Nghe tiêu đề bài viết có lẽ bạn cũng đã nghi tới ý của bài viết.
Vâng, có lẽ đây là một chủ đề không có gì lạ lẫm với chúng ta… Với thời đại văn minh, thời của công nghệ thì TeamWork đang đóng một vai trò cũng khá quan trọng. Nhưng có lẽ người Việt, đặt biệt bạn trẻ chúng ta chưa áp dụng tốt được khả năng này lắm…
Đây là bài viết mình cũng tìm hiểu tham khảo, và trong quá trình đi làm được huấn luyện kỹ năng này nên mình post lên để mọi người nhìn nhận lại… và có một cách tự hoàn chỉnh lại cách làm việc một cách hiệu quả… Đặt biệt những ai theo công nghệ thông tin thì kỹ năng này chiếm một phần hết sức quan trọng.
Vâng, TeamWork đơn giản dễ hiểu là làm việc nhóm .. ai cũng hiểu
Kỹ năng mềm làm việc theo nhóm - teamwork

Thế các bạn hiểu TeamWork bao gồm những khía cạnh nào? Có thể bạn sẽ liệt kê như: Chia sẽ công việc, Sắp xếp thời gian công việc, Hỗ trợ lẫn nhau,…

Nhưng có thể ở đây mình chỉ nói đến một khía cạnh quan trọng nhất quết định sự thành công của nhóm đó là SỰ GIAO TIẾP – Communication. Tại sao? Bạn có giao tiếp tốt thì bạn phân chia công việc tốt hợp lý, bạn có phương pháp giao tiếp tốt thì bạn hỗ trợ nhau trong công việc tốt… Tất cả là giao tiếp…?

Biêt là thế, nhưng trên thực tế không dễ áp dụng phải không các bạn… Đơn giản là thế nhưng không có kỹ năng thì thật sự TeamWork rất khó thực hiện.

Bên cạnh sự giao tiếp tốt, kỹ năng biết lắng nghe cũng là một yếu tố quyết định sự thành công trong Teamwork. Bạn tưởng tượng trong nhóm không ai chịu nghe ý kiến của ai thì kết quả sẽ như thế nào…. Đi cho cùng kỹ năng lắng nghe cũng là một phần của giao tiếp, nhưng mình sợ các bạn khó hiểu mình nói thêm như thế này… Bởi vì kỹ năng lắng nghe hết sức quan trọng khi các bạn làm việc là yếu tố để người khác đánh giá mình là một con người có quan tâm hay không…
Kỹ năng mềm làm việc theo nhóm - teamwork
Một cách đơn giản thì TeamWork là cùng nhau tiến tới một mục tiêu và cùng một trách nhiệm trong công việc phải không các bạn.
TeamWork, là sự cùng nhau chia sẽ chiến thắng cùng nhau chia sẽ thất bại lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm...
Kỹ năng mềm làm việc theo nhóm - teamwork
Cùng nhau hợp tác giúp đỡ chia sẽ cùng nhau để hoàn thành công việc, một người gặp khó khăn thì những người khác cùng nhau giúp đỡ… Tất công việc sẽ hoàn thành…

Làm việc cùng nhau để chia sẻ sự thành công lẫn nhau…
Kỹ năng mềm làm việc theo nhóm - teamwork

Và đôi khi hậu quả còn rất là nghiêm trọng Khi không có sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm thì kết quả sẽ như thế này phải không các bạn?
Kỹ năng mềm làm việc theo nhóm - teamwork


BACK TO TOP