Hotline: 01628228880 Tìm kiếm
Showing posts with label SEO. Show all posts
Showing posts with label SEO. Show all posts

Cập nhật thuận toán Google Penguin 4 [22-5-2013]

Thuận toán Google Penguin 4 đã được cập nhật vào ngày 22 tháng 5
Google Penguin 4

Hiện tại thì thuật toán chống Spam của Google là Penguin đã được cập nhật. Google gọi nó là Penguin 4. Nó chứa công nghệ Penguin 2.0 mà Google cho biết nó là công nghệ cao một thế hệ mới, nhằm chống spam tốt hơn.

Matt Cutts, trưởng bộ phận chống Spam của Google thông báo trong tuần này trên Twister thế hệ mới Penguin 2.0 sẽ được cập nhật. Matt tham chiếu các video của anh ta nói về thế hệ tiếp theo Penguin cập nhật. Matt nói thuật toán Penguin đang được triển khai "trong vòng vài giờ tới".

Cộng đồng Webmasters và SEOer, mong đợi những thay đổi lớn đối với kết quả tìm kiếm. Matt đặc biệt cho biết, 2,3% các truy vấn tiếng Anh sẽ bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Cùng xem lại thời gian mà Penguin cập nhật:

Penguin 1 cập nhật vào ngày 24 tháng 4, 2012 (ảnh hưởng ~3.1% truy vấn).
Penguin 2 cập nhật vào ngày 26 tháng 5, 2012 (ảnh hưởng nhỏ hơn 0.1% truy vấn).
Penguin 3 cập nhật vào ngày 5 tháng 10, 2012 (ảnh hưởng ~0.3% truy vấn).
Penguin 4 cập nhật vào ngày 22 tháng 5, 2013 (ảnh hưởng 2.3% truy vấn).

Nhưng sau khi phát hình phiên bản đầu tiên, thứ hai và thứ ba thuật toán Penguin vẫn được sử dụng các thuật toán cơ bản cùng với những thay đổi nhỏ. Phiên bản Penguin 4 là bản cập nhật với những thay đổi lớn, quá lớn mà Google gọi nó là Penguin 2.0 (Penguin thế hệ 2).

Thuật toán Penguin 2.0 sâu hơn, tác động nhiều đến Webmasters trên toàn thế giới.

Như trước đó chúng ta đã biết, Matt Cutts cho biết trong 1 đoạn video gần đây rằng đợt cập nhật Penguin lần này là 1 bản cập nhật lớn mà đi sâu vào vấn đề hơn là các bản cập nhật trước đó, đồng thời nó cũng sẽ ảnh hưởng đến SEOer và Webmasters nhiều hơn là thế hệ Penguin đầu tiên.

Matt Cutts: “Sắp tới, các hacker mũ đen và spam link sẽ không còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm”

Một đoạn video mới được ra mắt bởi Matt Cutts, trong video, Matt đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: “trong tương lai, các nhà quản trị web và các SEOer nên mong đợi hành động gì của Google liên quan đến SEO”

Câu hỏi và trả lời chính thức của Matt là: "chúng ta nên mong đợi gì về điều Google chuẩn bị làm cho SEO trong vài tháng tới?"

Matt Cutts Google SEO
Trong video, Matt đã liệt kê ra 10 điểm, tất cả được tóm tắt dưới đây với mục đích giúp các quản trị web cũng như các SEOer cải thiện kết quả tìm kiếm bằng cách cho các trang web tốt, và làm ảnh hưởng đến kẻ xấu trong kết quả tìm kiếm, cụ thể là các kẻ gửi thư rác và hacker mũ đen. Dưới đây là 10 điểm Matt đã đề cập và đưa ra phương pháp giải quyết trong video của mình, bên dưới là link video.

1. Cập nhật Penguin

Thế hệ tiếp theo của Penguin, Penguin 4 (được biết đến với tên gọi Penguin 2.0), dự kiến sẽ được cho ra mắt trong vài tuần tới, cập nhật này sẽ chuyên sâu và có nhiều tác động hơn so với phiên bản đầu tiên. Vì vậy, hy vọng rằng chúng ta sẽ nghe nhiều hơn một phản đối kịch liệt từ cộng đồng SEO khi điều này không khởi động.

2. Hình thức Advertorials (tạm dịch là bài viết quảng cáo)

Đầu năm nay, Google đã bắt đầu theo dõi một số trang web sử dụng advertorials như một phương tiện để thổi phồng hồ sơ liên kết cá nhân một cách giả tạo. Matt Cutts cho biết Google sẽ sớm có phương pháp triệt để để chống lại những người sử dụng advertorials với mục đích xấu.

3. Các truy vấn mang tính chất spam

Matt Cutts cho biết có nhiều khả năng Google sẽ xem xét lĩnh vực này trong tương lai gần. Ông cho biết những yêu cầu này tuy không phải là ý kiến đề xuất của Google, nhưng công ty vẫn rất quan tâm và mong muốn nhanh chóng giải quyết các loại truy vấn như thế này.

4. Lội ngược dòng

Matt Cutts cho biết công ty muốn lội ngược dòng để ngăn chặn những kẻ xấu có mục đích gửi các liên kết spam chứa đựng các thông tin có nội dung, ảnh hưởng xấu cho người sử dụng khi click vào. Điều này gợi cho các quản trị web và SEOer một lời tuyên bố chắc nịch từ Google rằng họ sẽ bắt đầu theo dõi các liên kết mạng nhiều hơn trước, giống như việc họ đã từng làm trong quá khứ.

5. Phân tích liên kết một cách tinh vi

Matt hứa hẹn rằng Google sẽ ngày càng làm tốt công việc phân tích liên kết của họ. Matt giải thích rằng Google đang trong giai đoạn đầu tìm hiểu về phần mềm phân tích các liên kết một cách tinh vi hơn với mong muốn khi nó được phát hành, việc tìm hiểu, hiểu biết liên kết sẽ trở nên dễ dàng hơn.

6. Cải tiến các trang bị hack

Google đã bỏ ra rất nhiều công sức với các trang web bị hack và các chỉ mục của trang đó bằng một cách khá đặc biệt là đánh dấu các trang web có khả năng bị hack, bị tấn công một cách dễ dàng trong kết quả tìm kiếm, loại bỏ các trang web đó và cảnh báo cho các quản trị web về khả năng bị tấn công. Matt cho biết Google đang làm việc cật lực với mục đích tung ra một tính năng mới giúp việc phát hiện các trang web bị tấn công trong những tháng sắp tới. Cutts cũng nói thêm họ có kế hoạch cải thiện thông tin liên lạc với các nhà quản trị trang web để giải quyết các vấn đề xung quanh việc các trang web bị tấn công.

7. Quyền chuyên gia

Google hy vọng sẽ cung cấp cho các trang web bản quyền cho ngành công nghiệp họ chuyên dụng. Ví dụ, nếu trang web của bạn chuyên du lịch hoặc y tế, khi có các truy vấn liên quan, Google sẽ hiển thị, đề cập đến trang web của bạn đầu tiên so với các trang ít có thẩm quyền khác.

8. Panda

Nhiều trang web đã bị ảnh hưởng bởi cập nhật Panda của Google, Matt Cutts nói rằng những người chịu ảnh hưởng này là các trường hợp ngoại lệ. Google đang tìm cách thông minh để thay đổi tác động không tốt này bằng cách quan tâm đến chất lượng không gian metric để di chuyển, cải thiện tình hình của những trang web bị ảnh hưởng bởi các thuật toán Panda.

9. Cụm tên miền trong SERP

Số lượng các trang web có tên miền giống nhau, cùng nhau hiển thị trên trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm truy vấn của Google có thể có xu hướng giảm trong năm nay. Matt Cutts cho biết Google mong muốn trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên của họ đa dạng hơn, nhưng khi người sử dụng nhấp chuột vào trang kết quả thứ hai, họ có thể có khả năng xem các kết quả từ các nhóm có cùng một tên miền. Google liên tục tinh chỉnh cách hiển thị kết quả tìm kiếm từ các trang web có tên miền tương tự nhau sẽ xuất hiện trên một trang kết quả tìm kiếm.

10. Cải thiện thông tin liên lạc với quản trị web

Như mọi khi, Google thông báo rằng họ luôn muốn cải thiện thông tin liên lạc với các nhà quản trị web. Matt Cutts nói ông hi vọng, các thông báo trên thậm chí sẽ còn chi tiết hơn đối với các nhà quản trị web khi họ nhận được các thông báo thông qua Google Webmaster Tools.

Matt Cutts kết thúc video bằng cách giải thích mục đích của tất cả những thay đổi trên là nhằm giảm số lượng hiển thị các liên kết spam và những người có hành động xấu, song song đó là việc tạo cơ hội xếp hạng tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Cùng theo dõi video của Matt Cutts:

Nguồn: vietmoz.net

Sitelinks là gì - Cách tạo sitelinks Google cho website

Có nhiều câu hỏi được đặt ra là Sitelinks là gì và làm thế nào tạo được sitelinks cho Website, blog của mình?
Khi tìm kiếm Google, các trang Web bạn cũng có thấy những kết quả trên chứa sitelinks của Web có kết quả tìm kiếm đó.

Hôm nay dịch vụ SEO Web cũng chia sẻ những gì mình biết và tham khảo về sitelinks
1. Sitelinks là gì?
- Sitelinks là những liên kết trang Web, là tập hợp phụ lục các liên kết tới các trang(page) cũng lĩnh vực, hay có liên quan của một website được hiển thị trên trang tìm kiếm.Những site links này được Google tự động lấy, chúng ta chỉ có điều hướng bằng cách giảm hạng URL liên kết trang web này.
- Google chỉ hiển thị sitelinks với những từ khóa đạt tỉ lệ click (CTR) rất cao, thông thường là các từ khóa thương hiệu, tên miền
- Thường là các liên kết HTML nằm trong thanh menu đầu trang và được click nhiều nhất
- Google không quy định về tuổi thọ tên miền cũng như kiểu tên miền để có sitelinks, do vậy blog của bạn nếu giữ nguyên tên miền .blogspot.com hoặc sử dụng tên miền tùy chỉnh đều có quyền có sitelinks, có thể trong vòng 01 tuần hoặc 01 – 02 – 03 – 04 – 05 – 06 – 07 … tháng.

Không phải trang nào cũng đều có sitelinks, do vậy cũng không có gì ngạc nhiên khi blogspot của bạn chưa có sitelinks dù tên miền đã được sử dụng thậm chí cả năm trời.
2. Làm thế nào để có sitelinks?
 Như ở trên đã in đậm. Google sẽ tự động cập nhật kết quả của sitelinks này. Tuy nhiên google sẽ ưu tiên liên kết ở trên cùng của Website và có độ trust cao hơn.
- Ví dụ trang itviet360 có những liên kết trên đầu:

ngoài ra còn có những liên kết bên thanh phải của giao diện Website.
- Chúng ta có thể giảm hạng những link mà chúng ta không muốn nó hiển thị ra bằng cách sử dụng công cụ Webmaster Tool để giảm hạng những sitelinks mà chúng ta không muốn nó hiển thị ra.
3. Lợi ích của Sitelinks
- Site links trên Google trước tiên giúp người dùng trải nghiệm có thêm thông tin về truy vấn tìm kiếm họ cần.
Giúp website có thêm traffic tăng lượng truy cập, vào các page bên trong.
- Khi website của bạn có sitelink chứng tỏ website của bạn có độ trust với từ khóa đó trên Google.Không vì thế mà chúng ta coi thường đối thủ, trường hợp website của bạn bị rớt thứ hạng xuống dưới top 7 thì sitelinks đó sẽ mất.

SEO - Thay đổi thông tin Page Facebook - Tối ưu trang FB

Trong bài viết SEO Facebook (FB) Page - Tối ưu hóa URL cho trang Facebook mình đã chia sẻ về tối ưu URL. Ở bài viết tiếp theo về vấn đề SEO Page FB này là nội dung thay đổi thông tin Page Facebook để đạt hiệu quả cao nhất trên công cụ Google tìm kiếm

Việc chỉnh sửa thông tin này rất quan trọng, vì nó là nội dung chính được Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác kiếm tới nó.
- Ví dụ:  các bạn có tên tiêu đề của trang Facebook là SHOP ABC DEF, bạn muốn SEO từ khóa là SHOP ABC DEF thì khi miêu tả thông tin trang hãy cố gắng lặp lại thông tin đó 1 cách tự nhiên.
1. Vào trang Facebook bạn đang quản trị. Chọn Chỉnh sửa thiết đặt

- Ở phần Mô tả ngắn và Mô tả các bạn chỉnh sửa nội dung tự nhiên. Tốt nhất là nhỏ hơn hoặc bằng 170 ký tự nhé.



SEO Facebook (FB) Page - Tối ưu hóa URL cho trang Facebook

SEO Page Facebook đang được nhiều người hướng tới. Với mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên tất cả những trang có thể và hoàn toàn miễn phí. Nhiều Shop cửa hàng Online, dịch vụ trực tuyến đã tận dụng tối đa các trang mạng xã hội hoặc kênh kinh doanh trực tuyến.

SEO Facebook Page, thủ thuật SEO cho trang FB

- SEO Page FB mình cũng chia sẻ 1 số thủ thuật. Ở bài này thì mình hướng dẫn tối ưu hóa URL của trang Facebook. ( 1 URL thân nhiện gần gũi với SE)
Lưu ý: Các bước làm được khi Page của bạn trên 30 người Like nhé
1. Vào trang quản trị Page FB của bạn, lựa chọn Chỉnh sửa thiết lập

Tiếp theo lựa chọn: Thông tin cơ bản
Tiếp theo chọn: tạo một địa chỉ cho trang này
Sau đó các bạn điền URL của mình vào.
Ví dụ mình điền itviet360
1 ví dụ tốt nhất, nếu Page của bạn tên là SHOP Phong Vũ chém gió thì ở bước hình ảnh có mũi tên ngay ở trên bạn ghi là shop-phong-vu-chem-gio
Sau đó kiểm tra tính khả dụng nếu chưa có ai dùng thì bạn dùng vô tư nhé. ^_^

Chúc các bạn thành công hơn với Page FB của mình. Những bài viết sau mình sẽ cố gắng chia sẻ nhiều hơn nữa.

Kinh doanh trực tuyến - Để làm Online được hiệu quả hơn

Nhiều bạn có thắc mắc mình làm SEO sao không hướng dẫn mọi người cách làm kinh doanh trực tuyến (Online). Thực ra đội SEO làm dịch vụ SEO Web của itviet360 không phải là những thành viên làm kinh doanh hoặc đã tham gia kinh doanh, càng không nắm bắt rõ được những vấn đề xoay quanh kinh doanh nhưng về lĩnh vực trực tuyến (Online) thì có thể dịch vụ SEO Web có 1 tí thôi.

Đội SEO của itviet360 cũng thống nhất đúc kết lại qua quá trình làm SEO cho khách hàng và các doanh nghiệp có hướng tới quảng bá và bán hàng trực truyến để đưa ra những "cái nhìn". Nó có thể sai và nội dung sắp sếp không chuẩn và hy vọng mọi người sẽ góp ý để nội dung cập nhật bài viết được tốt nhất.
Kinh doanh trực tuyến, cách làm báng hàng Online
Không thể phủ nhận được hiệu quả của kinh doanh trực tuyến, ngày nay khi doanh nghiệp, cá nhân người tiêu dùng và đơn vị cung cấp sản phẩm đang chuyển dần sang kinh doanh trên nền internet. Internet bắt đầu là thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt.
1. Chuẩn bị 1 nền tảng (tạm gọi là showroom - nơi giới thiệu sản phẩm)
- Cũng như kinh doanh ngoài đời vậy, bạn muốn làm kinh doanh thì phải có 1 cửa hàng dù to hay nhỏ để giới thiệu được mặt hàng của mình tới người xem. Làm online thì cái đó là Website, Blog hoặc trang mạng xã hội, cá nhân nào đó ... có giới thiệu, tiếp cận được với người mua qua internet. Cửa hàng trực tuyến của bạn cũng cần có sự bắt mắt, sáng đẹp và người xem dễ nhìn thấy thông tin sản phẩm nhất...
- Đối với những doanh nghiệp, cá nhân làm dịch vụ qua trực tuyến thì cần thể hiện được dịch vụ và điểm mạnh của mình ngay ngoài trang chủ của Website. Cũng đơn giản như bạn đi đến 1 cửa hàng chắc chắn bạn sẽ không thích hoặc không muốn chủ cửa hàng đó nói ANH CẦN XEM RÕ HƠN THÌ TÔI ĐƯA ANH VÀO PHÒNG KÍN...
Tham khảo dịch vụ: Thiết kế Web chuẩn SEO của itviet360
2. Hình thức và tính năng.
- Vấn đề này có thể hiểu nó là hình thức bán hàng, thanh toán, vận chuyển... của bạn như thế nào. Đi kèm với đó là bạn thiết kế tính năng cửa hàng trực tuyến của bạn ra sao?
Tính năng thì có nhiều nên bạn cần cập nhật thường xuyên nó.
Chúng tôi đưa ra những vấn đề thường gặp như là:
+ Hình thức hỗ trợ khách hàng
+ Hình thức mua hàng, sử dụng dịch vụ
+ Hình thức vận chuyển, thanh toán.
Mình đặc biệt quan tâm tới hình thức mua hàng và thanh toán. Vì đây vẫn còn là điều tương đối mới đối với những doanh nghiệp, chủ dịch vụ bắt đầu hướng tới lượng khách hàng từ internet. Hãy đưa ra hình thức gần gũi với mua bán, sử dụng dịch vụ ngoài đời nhất.
3. Nắm bắt tâm lý khách hàng
- Khi bạn đi mua hàng bạn cần gì?
Đơn giản như là bạn cần nắm rõ về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn hàng, thời hạn bảo hành, giá cả,...của sản phẩm bạn muốn mua.
- Xây dựng niềm tin: đây cũng là 1 vấn đề mà khi làm với Dịch vụ SEO Web chúng tôi sẽ hỗ trợ.
- Dễ làm và dễ hiểu.
4. Nội dung là điều quan trọng
- Chúng tôi quan trọng và ghi chú đây là điều quan trọng và hiệu quả để đem lại cho bạn những đơn hàng thực sự. Hãy chuẩn bị những nội dung tốt và hoàn chỉnh "cửa hàng trực tuyến" của bạn.
- Lý do 1 số khách hàng khi gọi chúng tôi và nói làm SEO cho gian hàng trực tuyến của mình nhưng sau khi nghe chúng tôi phân tích thì khách hàng đã hoãn lại thời gian để chuẩn bị nội dung của Web mình hoàn chỉnh.
Ai cũng có thể lên Top nhưng không có nghĩa lên được Top là sẽ có những đơn hàng cụ thể
- Từ khóa của bạn đứng Top nhưng nội dung không có hoặc không đúng với người xem hàng cần thì họ sẵn sàng out khỏi của hàng bạn và chạy đến cửa hàng tiếp theo.
5. Làm SEO hiệu quả
- Kết hợp với những hình thức SEO khác nhau, hãy quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình để tiếp cận được với nhiều người nhất.
...
(còn nữa. Hẹn các bạn tối nay mình sẽ chốt bài này và mong chờ ý kiến của các bạn)



Xin lỗi...anh chỉ là thằng làm nghề SEO

Có rất nhiều bạn thân của mình hỏi rằng "thực tế thì mày làm cái gì ?", "mày nói tao vẫn không hiểu làm SEO là làm gì" @.@ một nghề có vẻ khó hiểu, SEOer cũng dễ bị hiểu lầm nhưng đọc xong bài viết này thì có lẽ bạn biết SEO NÓ CHẲNG TO NHƯ CÁI CEO TRONG ĐẦU BẠN ĐANG NGHĨ TỚI.

Bài viết: Xin lỗi...anh chỉ là thằng làm nghề SEO

Vâng, Anh chỉ là thằng làm nghề SEO, Khi nói đến nhiều người lầm tưởng là CEO (giám đốc doanh nghiệp) cao quý nhưng chẳng phải, và có nhiều người không biết nghề SEO là nghề gì, anh chỉ biết giải thích nôm na cho em rằng đó là công việc quảng bá cho website trên các trang tìm kiếm Google, Yahoo,... em nghe đến thế cũng chắc biết là gì, không ai nhắc đến, không trường nào dậy, em có thể coi đó là nghề tầm thường lắm. :(
Vâng nghề của có thể không cao quý bằng nghề bán bánh giò, bán vé số... bán những thứ nhìn thấy được, sờ được, đi bán hết hàng thì về sớm còn không hết thì mai bán tiếp tối về ngủ ngon còn nghề SEO bọn anh giống như nghề làm cave có thể ngủ ngày cầy đêm, có lúc cầy cả đêm lẫn ngày chẳng có giờ giấc nào cụ thể, bọn anh vật vã mệt mọi như những lần em đến ngày "đèn đỏ" khi anh Google thay đổi thuật toán tìm kiếm, hay ra một công cụ trường phạt mới.

Bọn anh chỉ vui khi từ khóa đã "OnTop" sung sướng nhất khi nhận được tiền của khách hàng sau một thời gian làm vất vả thức đêm cầy ngày. Cảm giác sung sướng, tự hào là những gì anh có thể nói khi làm một từ khóa khó lên TOP vượt qua bao đối thủ khác, vượt qua chính mình và cảm giác mình là người khác biệt.

Em sẽ nghĩ làm SEO đơn giản nhỉ, chỉ cần lên TOP là xong, nhưng đâu phải như vậy hả em, lên TOP xong rồi mới chỉ là 50% công việc của người làm SEO. Việc giữ TOP ở vị trí cao nhất trong thời gian dài mới là chuyên gian nan vất vả. Em có thể thấy giai đoạn đoạn đẩy lên TOP là khô khan nhưng anh có thể khẳng định với em việc giữ TOP là một câu chuyện vô cùng lãng mạn. Nó giống như việc anh có em rồi, phải làm cho em "sướng dài lâu" ngoài ra còn bảo vệ thành trước những kẻ có ý định chiếm đóng.


Nhưng em có biết Việt Nam có tới hơn 30 triệu người sử dụng internet, là một trong những nước có người sử dụng internet và phát triển internet nhanh nhất thế giới, em có biết 98% người Việt Nam sử dụng website Google để tìm kiếm? em có biết Việt Nam hiện tại có hàng triệu website? và mỗi ngày lại có hàng nghìn tên miền được đăng ký mới hàng nghìn website được xây dựng?

Đó là những còn số mà anh tin là em sẽ thấy hấp dẫn và em sẽ nhận ra nghề của bọn anh rất được coi trọng, không trường đào tạo, không bằng cấp cho nghề này chính vì thế nghề này lại là nghề "độc" không phải ai cũng làm được dù có nhất nhiều người nhận mình làm là người làm SEO. Những người làm được như anh thì chẳng bao giờ lo hết việc vì nghề này đang cực thiếu người làm.


Em có biết ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu nghề SEO là một nghề cực có giá không? anh ví dụ nhé: ở Anh họ trả người làm SEO hàng nghìn Bảng, ở Mỹ họ trả người làm SEO hàng nghìn USD, ở Châu Âu họ trả hàng nghìn ơ rô đấy, nghề này ở các nước đó đã phát triển trước nước ta từ 7-10 năm rồi. Ở Việt Nam mới chỉ được 3-4 năm thôi, em yên tâm nhé - anh là người đã chọn theo xu thế của thế giới.


Anh vẫn thường nhận được những email ở những đất nước phía xa, cách Việt Nam cả nửa vòng trái đất vì họ gửi yêu cầu muốn làm SEO, có khách hàng là người bản địa, cũng có những khách hàng là người Việt mình làm ăn tại đó, họ cứ khen ở Việt Nam làm SEO giá quá rẻ, ở đất nước cách xa đấy, nhưng việc làm liên quan đến trí tuệ là rất đắt. Em thấy chưa nghề của anh tự hào lắm chứ. Có phải nghề nào ở Việt Nam cũng được các nước phát triển họ mời mình làm.

Em biết đấy với nghề này anh sẽ làm cho em chỉ trong 1h đồng hồ có thể nổi tiếng ngay trên mạng: Đơn giản bằng cách mình đóng với nhau cảnh nóng :D, anh upload cái clip đó lên youtube, mạng xã hội, và seeding vào các diễn dàn ... chẳng mấy chốc từ khóa "làm tình nơi công sở" nhân vật chính là anh và em sẽ được toàn cộng đồng mạng nhắc tới, em biết đấy giờ nhiều rất nhiều ca sỹ, diễn viên, mấy đứa choai choa thích nổi đều làm thế.

Em đã thấy chưa? nghề của anh rất hoành tráng đấy, có thể dìm chết hay làm nổi bật một thương hiệu là hoàn toàn bình thường.

Nếu anh làm nghề này anh có thể đi chơi với em bất kỳ lúc nào được chứ? vì lúc nào thời gian nào cũng có việc có những lúc bận ngày, có những lúc bận đêm vì thế rảnh lúc nào là anh có thể đi chơi với em được chứ? có khi ngày nghĩ lễ bọn anh lại càng phải làm nhiều hơn mình nghỉ chứ cái anh Google nó có nghỉ đâu? mong sao có nhiều SEOer nghỉ hết để mình tranh thủ thời gian đẩy lên TOP.

Nghề SEO của anh kết hợp đủ ngành nghề: Tư ăn trộm(trộm bài viết), marketing, chém gió, kinh doanh, kỹ thuật, tán gái, ném đá, thọc gậy bánh xe... để làm được nghề này tốt phải tổng hợp rất nhiều kỹ năng em ạ. Em sẽ nghĩ làm được nghề này đâu phải đơn giản, em sẽ tự hào về anh chứ?

ST

Cách thêm tùy chỉnh đánh giá sao xếp hạng trên google richsnippets

Làm thế nào để hiển thị ngôi sao (Star) đánh giá kết quả tìm kiếm trang Web của tôi trên Google? Chỉ cho mình cách thêm ngôi sao (Star) đánh giá trang Web có bỏ phiếu bầu cho Website hoặc nội dung bài viết, sản phẩm...

- Hướng dẫn hôm nay mình giới thiệu tới các bạn cách thêm tùy chỉnh được đánh giá sao và xếp hạng độ đo của Google, thay đổi con số phiếu bầu...
Sau đó các bạn có thể kết hợp giữa 2 richsnippets Hiển thị tác giả qua Google tìm kiếm và richsnippets vừa làm nhé.

Xem cách thêm của mình ở trang: Ảnh bìa FB ở gần dưới chân trang nhé
1. Tùy chỉnh đánh giá sao xếp hạng trên google richsnippets, tùy chỉnh số phiếu bầu
Thêm đoạn code dưới đây vào <body> Website - Blog của bạn

<div id="google">
<div itemscope itemtype="http://schema.org/Recipe">
<span itemprop="name">Ảnh bìa FB</span>
<img itemprop="image" src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiE7XgPkVRhxj2GQB2GcNmhn9Lv1ZxNBcI64aIldOEyLafFOVgeUvIwkvuxJuxIgrPCgjOt_NrYXjUfZ4of-wYGCGmQb4Wr_IiTqiSFzwcwdVQ3dUZO9v7uD-UPyRBeiLu8hN4raXwWjbTu/s1600/FB-Heart.png" alt="Ảnh bìa FB, heart FB" width="30px" ; />
<div itemprop="aggregateRating" itemscope="" itemtype="http://schema.org/AggregateRating">
<span itemprop="ratingValue">9.5</span>/<span itemprop="bestRating">10</span>
<span itemprop="ratingCount">2917837</span> bình chọn
</div>
</div>
</div>

- Trong đó:
Ảnh bìa FB: là nội dung text ở Website.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiE7XgPkVRhxj2GQB2GcNmhn9Lv1ZxNBcI64aIldOEyLafFOVgeUvIwkvuxJuxIgrPCgjOt_NrYXjUfZ4of-wYGCGmQb4Wr_IiTqiSFzwcwdVQ3dUZO9v7uD-UPyRBeiLu8hN4raXwWjbTu/s1600/FB-Heart.png : là link ảnh hiển thị ở Website.
2 cái đó không hiển thị trên google tìm kiếm.
 3 con số được bôi xanh các bạn tùy chỉnh theo ý mình nhé. Nó sẽ hiển thị trên Google tìm kiếm. Ví dụ như xem trên hình.
2. Kết hợp gữa 2 richsnippets (Sao đánh giá và hiển thị tác giả)
- Như trên hình trên mình có sử dụng kết hợp 2  google richsnippets
Nếu bạn sử dụng kết hợp thì chỉ cần thêm cái code của tác giả vào là được. Các bạn đọc lại thêm bài viết Hiển thị hình ảnh tác giả trên Google tìm kiếm trước nhé.
Code đầy đủ:

<div id="google">
<div itemscope itemtype="http://schema.org/Recipe">
<span itemprop="name">Ảnh bìa FB</span>
<img itemprop="image" src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiE7XgPkVRhxj2GQB2GcNmhn9Lv1ZxNBcI64aIldOEyLafFOVgeUvIwkvuxJuxIgrPCgjOt_NrYXjUfZ4of-wYGCGmQb4Wr_IiTqiSFzwcwdVQ3dUZO9v7uD-UPyRBeiLu8hN4raXwWjbTu/s1600/FB-Heart.png" alt="Ảnh bìa FB, heart FB" width="30px" ; />
<div itemprop="aggregateRating" itemscope="" itemtype="http://schema.org/AggregateRating">
<span itemprop="ratingValue">9.5</span>/<span itemprop="bestRating">10</span>
<span itemprop="ratingCount">2917837</span> bình chọn
</div>
</div>
<a target="_blank" href="https://plus.google.com/117290973503680239179?rel=author" rel="author">Google Plus: Phong Vũ </a><br />
</div>

- Trong đó: phần bôi đỏ mình sử dụng cho richsnippets tác giả.
- Các bạn có thể vào trang http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets để kiểm tra xem kết quả đã hiển thị được chưa và đúng như ý mình không nhé :)

Phần lợihại của richsnippets mình chưa phân tích nên chưa chém được. ^_^
Chúc các bạn vui vẻ !

Làm thế nào để biết bài viết Web đã được index ?

Đây là thắc mắc của 1 số bạn hỏi mình câu hỏi chung về làm thế nào để biết được bài viết của mình đã được Google hoặc SE khác index hay chưa?
Ở nội dung bài viết này mình hướng dẫn các bạn cách nhận biết đó. Còn về thắc mắc là muốn Google index bài viết của mình nhanh hơn thì tạm thời mình sẽ viết 1 bài về những cách mình biết sau. (tại mình cũng lười làm, toàn để index tự nhiên thôi)
Các bạn copy link của bài viết hoặc link của Website mà các bạn muốn kiểm tra vào Google sau đó search. Nếu hiển thị OK dạng như thế này thì bài viết của bạn đã được index nhé
Bài viết đã được index

Chỉ đơn giản vậy thôi, còn ngược lại thì chưa được index các bạn nhé :)

Kiểm tra thứ hạng từ khóa trên google chính xác nhất 100%

Làm thế nào để biết được xếp hạng của từ khóa nào đó trên Website của mình? Xem thứ hạng từ khóa chính xác trên google mà không cần sử dụng phần mềm.
Có rất nhiều  bạn đặt câu hỏi là tại sao mình kiểm tra từ khóa Website nó không giống nhau trên những trình duyệt khác nhau. Mình xin trả lời là có thể bạn đã lưu Cache và Cookie của trình duyệt.
 Ở bài viết này mình chia sẻ với các bạn cách kiểm tra thứ hạng của từ khóa trên Google chính xác nhất dù trình duyệt bạn có lưu Cache hay không.
Đây là 1 cách kiểm tra dựa vào Google Keyword Tool.
Các bạn truy cập vào địa chỉ Tại đây
Sau đó các bạn điền từ khóa cần kiểm tra và xem xếp hạng Website của mình với từ khóa đó. xem hình ví dụ dưới đây
Google adwords, Google Keyword tools

Mình cam đoan với công cụ này thì bạn sẽ không bị sai thứ hạng từ khóa.
:)

Cập nhật thuật toán Zebra của Google? Hoặc ...

Thời gian gần đây rất nhiều nguồn tin khác nhau về việc Google cập nhật thuật toán Zebra (Con ngựa vằn). Nhiều SEOer Web - blog khác nhau đã đưa ra lời khẳng định là thuật toán này sẽ được Google tung ra trong thời gian tới để cập nhật thuật thoán trước Panda & Penguin.

Bài viết này mình đưa tiêu đề là 1 câu hỏi nghi vấn và muốn biết được ý kiến của các bạn trong việc Google có hay không trong vụ cập nhật SEO 2013 này. Và nếu Google đưa ra thì nó có thực sự đáng lo ??
Có rất nhiều ý kiến tỏ ra lo sợ rằng thuật toán zebra Google sẽ gây khó khăn cho việc làm SEO và lo lắng rằng zebra sẽ càn quét link và trừng phạt những Website có nhiều link Spam rác. Tuy nhiên theo ý nghĩ của riêng mình thì việc đó không hề khả quan. Bạn đặt ra 1 câu hỏi nếu đối thủ cạnh tranh của mình muốn hạ mình xuống thì người ta không ngại thuê người Spam đặt link rác tùm lum Website của bạn.
- Vậy nên theo ý kiến của riêng mình: HÃY PHÁT TRIỂN WEBSITE TẠO NÊN NHỮNG NỘI DUNG TỐT VÀ ĐỪNG LO NGẠI NHỮNG "CON VẬT" GOOGLE TUNG RA.
- Trao đổi với mình về vấn đề này nhé, thực sự mình cũng chưa hiểu rõ đại ca Google sẽ đưa con ngựa vằn này ra cho chúng ta nấu món nào nữa :)

SEO Savio: THỊT NGỰA" như thế nào đây:
Xây dựng 1 tài khoản Google+ chất lượng ..(info đầy đủ ,rõ ràng ..)
Tham gia cộng đồng linh hoạt, nên tạo những cộng gồng Google+ nhỏ nhỏ để tăng chất lượng và linh hoạt nội dung. Nếu nội dung chỉ toàn là liên kết thì sớm muộn cũng sẽ bị "NGỰA ĐÁ" ...tui nghĩ nên có hình ảnh bài viết và sau đó kèm link cho tự nhiên ...

Học SEO ở đâu và như thế nào?

Sáng thức dậy lang thang lượm lặt được bài viết lách về SEO của anh Du Nguyễn (1 SEOer nổi bật) nên đã chép nó về đây để chúng ta có nhiều nguồn theo dõi. Nội dung của bài viết mình không chỉnh sửa.
Cụ thể:
<!-- Bắt đầu -->
Một vài bạn có gửi tin nhắn riêng hỏi mình về cách học SEO (từ bác Đồn Văn Đại mà ra cả): "Em nên bắt đầu từ đâu? Và học từ đâu? Cơ bản, lên Google tìm hiểu, thì có nhiều trung tâm đào tạo, nhiều trang viết về SEO lắm, càng đọc, càng rối! Em đang muốn mình đi từ con số 0."
Programmer, coder, seoer, người ngồi máy tính lâu ngày

Để tiện, mình viết note nhanh, hi vọng hữu ích, từ góc nhìn của một người đã từng làm SEO và có cơ hội được trao đổi và làm việc với các bạn đang mần SEO, như sau:

1. Từ Google Search. Các từ khóa đầu tiên: "Google Operators", "Keyword tools", "How search (engine) works".
2. Đọc ebook: chọn các từ khóa như "SEO for beginners/newbies/dummies", "SEO cheat sheet", "SEO checklists".
2. Một số site uy tín về SEO nói riêng gồm: SEOMOZ.org, searchengineland.com, searchenginewatch.com, seobook.com.
3. Sau khi đã có một số khái niệm căn bản, kết hợp dùng từ khóa (2), nguồn (3) và vận dụng toán tử (1) để đào sâu, xem dạng powerpoint, word, excel hay pdf tùy bạn. Ví dụ: link building strategies filetype:pptx...
4. Bắt đầu với một website, có thể chỉ là dịch vụ miễn phí như blogger.com hoặc wordpress.com. Khi vọc chán chê, có thể mua 01 tên miền ưng ý, thuê host giá rẻ (Hostgator hoặc godaddy, gói dành cho wordpress only) và tập cài đặt wordpress, viết nội dung và tập SEO cho các từ khóa đó. Ở mức này bạn đã có thể SEO lên bất kỳ từ khóa ngách nào rồi, chẳng hạn "làm sao để cua gái mà không bị ăn tát", "bí quyết cua gái trong 03 ngày".

Sau tầm 06 tháng, bạn đã có thể tự tin...bước ra giang hồ, có thể xin vào các vị trí SEO thực tập hoặc Junior SEO. Nếu may mắn (như mình), bạn sẽ có cơ hội học hỏi, làm việc với các bộ phận liên quan như lập trình /thiết kế/marketing... Bạn cần chuẩn bị tình thần bị chém tả tơi. Nhưng đó là cách hay để nhanh lên "lé vồ" :-)

Ngoài ra, sau giai đoạn này bạn cũng có thể tham gia các khóa học về SEO để đối chiếu với kiến thức/kinh nghiệm mà mình đã hấp thụ/trải nghiệm được. Một số trung tâm ở Sài Gòn mà mình biết có Hoàng Nguyễn, BMG, Vietnammarcom, EQVN, Inet, và gần đây thêm khóa học SEO do Vinalink tổ chức. Về chất lượng thì mình không dám bình luận vì mình chưa có dịp đi học, nên phải chờ các bạn đã đi học "rì viu" thôi. :-) Đây là một may mắn của các bạn vì thời điểm mình tìm hiểu và mần SEO (năm 2005) thì ở VN chưa có trung tâm nào, và cũng không có cộng đồng nào, toàn phải đi lang thang trên mạng là chủ yếu.

Bạn cũng có thể tham gia các buổi offline (nếu có), hoặc làm quen với các anh em đang mần SEO khác (trong Facebook mình chắc hơn một phần ba là dân mần SEO hehe).

Cũng có thể có bạn sẽ đi học các trung tâm trước, rồi sẽ quay lại cách tự học. Mình nghĩ cách nào cũng được, tùy bạn thôi. Riêng mình thì...

Người bạn đồng hành tốt nhất: Google. Người Thầy giỏi nhất: Google. Người tình quyến rũ và kiêu kỳ nhất: cũng là Google.

Yếu tố cốt lõi: đam mê, kiên nhẫn, hay tự hỏi và tự trải nghiệm, khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt (đừng lạm dụng Google translate quá, bạn sẽ lệ thuộc nó suốt đời và nghiêm trọng). Còn thành công thì còn tùy cơ duyên nữa.

Chúc các bạn may mắn và thành công! :-)

Nguồn: Du Nguyễn

Google analytics - Cách cài đặt và theo dõi thống kê

Khi quản trị 1 Website hoặc blog các bạn luôn được đặt ra câu hỏi là làm sao đếm được số visitor đã xem trang của mình, người vào xem trang của mình qua những nguồn nào và từ khóa tìm kiếm nào?? Tổng quan về lượng truy cập, nội dung người khách vào xem...
Google analytics, theo dõi thống kê Website qua Google analytics

- Có lẽ việc thêm thống kê theo dõi của Google analytics rất cần thiết và phục vụ cho công việc quản trị và SEO Website. Khi nhắc đến SEO Web hoặc được phỏng vấn vào vị trí nhân viên SEO chắc cũng được hỏi đến dạng như "em có biết google analytics là gì? Webmaster tool Google là gì?..." (Mới mấy ngày trước mình được hỏi, và chém tè le hết) hehe. google Webmaster Tool thì ở bài viết sau mình hướng dẫn nhé.

1. Đăng nhập Google Analytics
- Để đăng nhập vào các bạn cần có tài khoản của Gmail Google. Trang đăng nhập: https://www.google.com/analytics/
2. Thêm trang Web, ứng dụng cần theo dõi
Các bạn nhập thông tin theo yêu cầu. Ví dụ:
Bạn muốn theo dõi điều gì trên Google analytics, thống kê theo google analytics
Sau đó các bạn bấm nhận ID theo dõi
- Tiếp theo các bạn chọn quốc gia Việt Nam và bấm Tôi chấp nhận
Sau đó các bạn nhận được mã theo dõi là đoạn Code Javascript, các bạn hãy dán đoạn code này vào trang Web.
3. Hướng dẫn theo dõi:
Các bạn lựa chọn trang Web cần theo dõi và nhấp vào Báo cáo để Google thống kê tất cả các con số liên quan tới theo dõi cho các bạn. Khi các bạn theo dõi qua mấy ngày sẽ xác định được mình cần làm gì trên  site mình để làm tăng con số thống kê ^_^
Google analytics theo dõi dữ liệu mặc định báo cáo tùy chỉnh

Chúc các bạn vui vẻ !

Tự học và làm SEO Web online - Yếu tố cần thiết - Kinh nghiệm

Trước hết tôi xin được hỏi ý kiến quý vị đang theo dõi bài viết về cách xưng hô. Thôi thì cứ xưng hô "mình" với "các bạn" cho nó tình củm nhé. Xưng tôi nghe hơi thốn.
Với bài viết này mình chỉ muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình khi học SEO và làm SEO Website online. Để chuẩn bị tốt nhất khi các bạn muốn tự bắt tay vào việc tự học và làm SEO Web. Mình xin lưu ý đây chỉ là ý kiến của mình. Các bạn có thể thấy là nó đúng hoặc sai. Nếu đúng thì Like cho mình phát, còn sai thì cứ ném gạch nhé. hihi
tu hoc seo web va lamg web online, chém gió thành bão

Các yêu tố cần thiết khi làm SEO
- Làm SEO là phải biết chém gió: điều này có vẻ bá đạo nhưng nó thực sự rất lợi hại. Mục đích của bạn là làm cho nhiều người biết tới Website của mình. Lượt visitor ghé thăm vào tăng đều sẽ làm kết quả Website của bạn tốt hơn. Chốt lại yếu tố này HÃY CHÉM ĐI CHÉM ĐI ĐỪNG NGẠI NGÙNG....
- Có 1 ít kiến thức về mã HTML, CSS: Cái này chỉ cần biết đủ dùng thôi. Như mình có biết code đâu. Tèo nhèo được vài thẻ HTML, CSS thì đi cướp của thiên hạ rùi sửa....Các thẻ các bạn cần lưu ý là ALT trong img, h1, h2, h3, h4...
- Kiên nhẫn: Xem ra cái này dễ làm nhiều bạn nản nhất, ngay cả mình cũng thế. Khi mình nhận được việc quản trị Website của 1 công ty mình chưa có kiến thức về SEO và cũng chưa biết SEO nó là cái gì. @@ (nói nhỏ thôi không sếp biết lại nói mình liều) bắt đầu mày mò vì Website mình bắt đầu hoàn toàn mới. Sau 15 ngày nhận mà kiếm đến trang 80 của google từ khóa "noi that van phong" cũng không thấy nó đâu. Đúng là thốn, lúc đó bực mình mới tìm kiếm google 1 câu "sao mày không cho kết quả của tao lên". Nhưng về sau mới biết Google tìm kiếm cũng chỉ là 1 cái máy. :)
- Không ngại học hỏi từ bạn bè: Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè, những người đã có biết về SEO và liên quan tới nó nên bản thân mình đã học hỏi từ các bạn rất nhiều. Và cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đã giúp mình trong thời gian qua. Yếu tố này có lẽ rất cần thiết, 1 vấn đề bạn đang tìm hiểu gặp khó khăn nhưng chỉ cần hỏi và bạn gợi ý cho thôi thì cũng như mở được nút thắt của mớ dây. Chốt lại yếu tố này HÃY HỎI KHI CẦN.
- Đừng ngại quảng bá: Quảng bá đúng chỗ, mọi lúc mọi nơi. Có thể Website của bạn chỉ đạt 5 điểm nhưng hãy quảng bá nó đc 6,7. Chỉ dừng lại ở múc đó thôi nhá. 5d mà quảng bá nó 10 thì @@ đỡ không nổi đạn đâu
...
Trên đây chỉ là những gì mình rút ra tư mình nên có gì sai hoặc thiếu các bạn có thể góp ý nhé.
Chúc các bạn vui vẻ :)

SEO - Thủ thuật quảng bá Website hiệu quả

Quảng bá doanh nghiệp là một trong những hoạt động thiết yếu trong kinh doanh vì nó giúp thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Với sự ra đời của Internet, quảng bá doanh nghiệp trên web là một hình thức mới nhưng có thể đem lại hiệu quả cao do tính phổ dụng và chí phí thấp của nó. Lấy một ví dụ đơn giản, nếu bạn quảng bá trên Internet, người dùng khắp nơi trên thế giới và trong nước đều có thể biết đến, trong khi nếu quảng bá trên báo giấy thông thường, phạm vi sẽ bị thu hẹp rất nhiều nếu kinh phí hạn hẹp. Quảng bá trên Internet có nhiều dạng, hoặc là bạn trả tiền cho các website có nhiều người truy cập vào để đặt thông tin của bạn ở đó, hoặc là bạn tự thiết lập website và quảng bá website đó thông qua các máy tìm kiếm. Ở cách làm thứ hai, bạn ko phải tốn tiền nhưng để các máy tìm kiếm có thể "nhìn thấy" website của bạn và xếp hạng website của bạn cao (đồng nghĩa với cơ hội được nhiều người quan tâm), bạn cần phải biết một số thủ thuật sau:
Thủ thuật quảng bá Website hiệu quả, thu thuat SEO Website lên Top Google

1. Đăng kí website với máy tìm kiếm
Để website của bạn nằm trong kết quả trả về của một máy tìm kiếm, trước tiên nó phải được bộ phận thu thập thông tin của máy tìm kiếm "thấy". Vì có rất nhiều trang web mới ra đời và được cập nhật trên Internet, bên cạnh việc để bộ phận này "thấy", còn phải đảm bảo nó thu thập thông tin từ website của bạn càng sớm càng tốt. Lấy một ví dụ trang web của bạn chuyên cung cấp thông tin bình luận về Euro, nếu sau đó vài ngày bài bình luận về trận đấu tối qua mới được máy tìm kiếm xử lí thì lúc đó tính cập nhật thông tin sẽ không còn nữa.
Có nhiều cách để giúp máy tìm kiếm "thấy", đơn giản nhất là đăng kí website của bạn vào các thư mục web như ODP (Open Directory Project) hoặc là sử dụng Google WebMaster Tool. Với việc sử dụng Google WebMaster Tool, bạn sẽ được đảm bảo rằng website của bạn sẽ được Google thu thập thông tin thường xuyên.

2. Làm nổi bật các từ khóa liên quan trong tiêu đề và mô tả của trang web
Khi một người dùng tìm thông tin trên Internet thông qua các máy tìm kiếm, họ thường dùng từ khóa, ví dụ họ muốn mua máy giặt thì họ sẽ gõ "máy giặt" vào ô tìm kiếm. Nếu công ty của bạn kinh doanh mặt hàng này, bạn cần phải "báo" cho máy tìm kiếm biết điều này để máy tìm kiếm có thể đưa website của công ty bạn vào danh sách kết quả trả về cho người dùng. Cách đơn giản nhất để báo cho máy tìm kiếm biết điều này là phải đặt danh sách các từ khóa liên quan trong trang web của bạn. Hai vị trí thông dụng nhất đó là tiêu đề và mô tả trang web. Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng lại có không ít website không để ý. Hãy xem một ví dụ về một tin mà BBC và TTOL đưa, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=269494&ChannelID=2 và http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7516063.stm
. Nhìn vào tiêu đề sẽ thấy BBC có thêm thông tin về bài báo, trong khi TTOL thì không.

3. Tăng thứ tự xếp hạng
Với mỗi yêu cầu tìm kiếm của người dùng, máy tìm kiếm có thể tìm ra được rất nhiều trang web được cho là phù hợp với người dùng. Để có cơ hội được người dùng quan tâm, trang web của bạn cần phải được xếp thứ hạng cao trong kết quả trả về (thông thường phải nằm trong top 10 hoặc 20 - tương đương với trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm). Để xếp hạng các trang web, các máy tìm kiếm hiện nay sử dụng tiêu chí phổ dụng (popularity). Tính phổ dụng bao gồm 2 phần, phần thứ nhất là số lượng các trang liên kết đến trang của bạn, và phần thứ hai là chất lượng của các trang liên kết đến trang của bạn. Nếu trang web của bạn được các site có tiếng tăm (authoritive sites) liên kết đến, nó sẽ có thứ hạng cao hơn trang không có site nào liên kết đến hoặc nhiều site không tiếng tăm liên kết đến. Ví dụ nếu trang web của bạn được các site như BBC hay CNN liên kết đến thì đảm bảo nó sẽ được xếp hạng rất cao.

Việc được các site có tiếng tăm liên kết đến đòi hỏi site của bạn phải có chất lượng, điều mà chỉ có thể đạt được qua thời gian dài. Cách đơn giản nhất là nhắm vào số lượng các site liên kết đến trang web của bạn trước. Để làm điều này, blog cá nhân mà một sự lựa chọn hợp lí. Khi blog của bạn có bài viết về chủ đề nóng bỏng nào đó, nó sẽ dễ dàng được mọi người quan tâm, và từ đó đặt các liên kết đến. Bằng cách này, bạn sẽ tăng giá trị cho blog cá nhân của bạn. Hệ quả là khi bạn đặt liên kết từ blog cá nhân của bạn đến website công ty của mình, nó sẽ giúp làm tăng thứ tự xếp hạng website đó.

Nói một cách tóm tắt, các thủ thuật trên bao gồm các bước: thứ nhất, cung cấp thông tin cho máy tìm kiếm để đảm bảo thông tin của bạn nằm trong cơ sở dữ liệu của máy tìm kiếm; thứ hai, làm nổi bật các đặc trưng của bạn để để máy tìm kiếm có thể đưa trang web của bạn vào danh sách phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của người dùng; và thứ ba là tăng thứ tự xếp hạng để đảm bảo trang web của bạn được người dùng chọn trong danh sách đầu tiên được máy tìm kiếm trả về.

Nguồn: thời báo vi tính Sài Gòn

Pingback và trackback là gì?

Đối với người dùng đã quen sử dụng Wordpress có lẽ không còn xa lạ với thuật ngữ Pingback và Trackback trong blog của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết này mình sẽ cố gắng đem đến cho các bạn khái niệm cơ bản về Pingback và Trackback cũng như tác dụng của nó đối với blog hay website.
pingback va trackback
1. Trackbacks là gì?

Trackbacks được phát triển đầu tiên bởi SixApart, là chủ sở hữu gói blog MovebleType. SixApart đã có một bài giới thiệu rất đầy đủ về trackbacks.

Tóm lược lại định nghĩa đã được SixApart nhắc đến, nói TracbBack là một giao thức được tạo ra như một công cụ giao tiếp giữa các website. Nói cách khác, Blogger A muốn nói với Blogger B rằng "đây là cái bạn quan tâm" thì Blogger A gửi một TrackBack ping đến Blogger B.

Chúng ta tóm lược quá trình như sau:

+ Blogger A viết một entry về bất kỳ vấn đề nào đó trên blog của mình.
+ Blogger B muốn comment trên blog của Blogger A, nhưng lại muốn người đọc trên blog của mình nhìn thấy những gì mà mình đã nói trên blog của Blogger A, và có thể viết comment cho blog của Blogger A trên chính blog của Blogger B.
+ Blogger B viết trên chính blog của mình và gửi một trackback đến blog của Blogger A.
+ Blog của Blogger A nhận được trackback, và hiển thị nó dưới dạng một comment trên bài viết gốc của Blogger A. Comment này chứa một link đến bài viết của Blogger B.

Ý tưởng này giúp cho các bài thảo luận được giới thiệu tới nhiều người hơn (người đọc của cả Blogger A và Blogger B có thể theo các link để đọc bài viết của người khác), và có một mức xác thực cho các trackback comment bởi vì nguồn gốc của chúng là từ các blog khác. Tiếc rằng, các trackback gửi đến thường không thực sự được xác nhận, và thậm chí chúng còn có thể là giả mạo.

Hầu hết các trackback gửi tới Blogger A chỉ là một vài câu tóm tắt (được gọi là “excerpt”) của những gì mà Blogger B đã nói. Nó giống như một sự khiêu khích, khiến cho Blogger A (và người đọc của anh ta) xem một phần mà Blogger B đã viết, và khuyến khích họ click vào để ghé thăm Blogger B để đọc nốt phần còn lại.

Trackback của Blogger B gửi tới Blogger A thường được post cùng với tất cả các comment khác. Điều này có nghĩa là Blogger A có thể chỉnh sửa nội dung của trackback trên chính server của mình, và cũng có nghĩa là toàn bộ ý tưởng của “việc xác thực” gần như chưa được giải quyết (Lưu ý: Blogger A chỉ có thể chỉnh sửa nội dung của trackback trên blog của anh ta. Anh ta không thể chỉnh sửa được bài viết trên blog của Blogger B).

2. Pingbacks là gì?

Pingbacks được thiết kế để giải quyết một số vấn đề với trackback. Các tài liệu chính thức của pingback cho thấy có vẻ pingbacks tốt hơn so với trackback.

Ví dụ: Blogger A viết một bài rất hay trên blog của mình. Blogger B đọc bài viết của Blogger A và comment trên bài viết này, đồng thời linkback đến bài viết gốc của Blogger B. Bằng việc sử dụng pingback, phần mềm của Blogger B có thể tự động thông báo cho Blogger A biết bài viết của Blogger B đã được liên kết bài viết của Blogger A, và phần mềm của Blogger A có thể làm điều tương tự, tức là cũng thông báo cho Blogger B biết bài viết của Blogger A cũng đã liên kết đến bài viết của Blogger B.

3. Có ba khác biệt cơ bản giữa pingback và trackback, đó là:

+ Ping back và trackback sử dụng các công nghệ giao tiếp rất khác nhau (XML-RPC và HTTP POST)
+ Pingback hỗ trợ việc tự động phát hiện, tức là phần mềm tự động tìm kiếm các link trong bài viết, và tự động thử pingback đến các URL đó. Trong khi đó trackback phải làm bằng tay bằng cách điền URL cần trackback.
+ Pingback không gửi đi bất cứ nội dung gì.
Cách tốt nhất hiểu về pingback là coi nó như những comment từ xa:
- Blogger A viết một bài viết trên blog của anh ta.
- Blogger B viết trên chính blog của cô ấy và liên kết đến bài viết của Blogger A. Liên kết này sẽ tự động gửi một pingback đến Blogger A khi cả hai blog đều bật chức năng pingback.
- Blogger A nhận được pingback này, sau đó blog của Blogger A tự động đi tới bài viết của Blogger B để xác nhận việc pingback đã được thực hiện.
Pingback thường chỉ được hiển thị trên blog của Blogger A như là một link đến bài viết của Blogger B. Theo cách này, chủ các blog không có quyền chỉnh sửa các pingback trên blog của mình (khác với trackback, người nhận được trackback có thể chỉnh sửa nội dung tóm tắt của nó). Quá trình xác nhận tự động đưa ra một mức xác thực và làm cho việc giả mạo pingback khó hơn rất nhiều.

Một số người cho rằng trackback có lợi thế hơn bời vì người đọc của Blogger A có thể ít nhất cũng xem được một chút những gì Blogger B viết, và sau đó quyết định họ có muốn đọc tiếp hay không. Một số người khác lại cho rằng pingback hay hơn vì họ có thể tạo các kết nối có thể xác minh được giữa các bài viết.

4. Xác minh Pingbacks và Trackbacks

Các comment trên các blog thường bị phê bình là thiếu tin cậy, vì ai cũng có thể viết bất cứ điều gì bằng bất cứ cái tên nào họ thích: không có quá trình xác minh nào để chắc chắn rằng có phải người đó viết hay không. Cả trackback và pingback đều có mục đích là cung cấp các cách thức xác minh cho việc viết comment trên blog

Nguồn: Webmaster

Lỗi "error 404" là gì? Cấu hình tùy chỉnh báo lỗi

Khi truy cập 1 số trang Web các bạn gặp những lỗi thông báo error 404 như: The Pages cannot be found, Page not found,...Đó là những thông báo lỗi rất phổ biến khi chúng ta ko tìm thấy địa chỉ Website đó
Lỗi 404 là gì ?

Lỗi HTTP này được chuyển đến trình duyệt thông qua máy chủ Web khi một yêu cầu trang Web không thực hiện được. Lỗi 404 xuất hiện bởi một trang không tồn tại hoặc hạn chế quyền truy cập. Lỗi 404 này có thể được Webmaster cấu hình lại sao cho thân thiện với người dùng hơn.

Để tránh trường hợp người dùng tìm kiếm rơi vào trang báo lỗi 404, chỉ với một thông báo lỗi một cách khó chịu, các Webmaster nên tạo một trang báo lỗi 404 cá nhân hóa,
Các bạn có thể gợi ý người dùng tham khảo sơ đồ Website để tìm đến trang URL cần thiết, hay sử dụng công cụ tìm kiếm của Website để tìm thấy thông tin cần thiết. Điều này giúp người dùng tìm thấy thông tin cần thiết và tránh việc người truy cập thoát ngay khỏi Website khi gặp thông báo lỗi 404 ngầm định của server.

Cấu hình tùy biến trang báo lỗi 404

Để cấu hình trang báo lỗi 404, bạn có thể sử dụng các công cụ có sẵn của CMS như WordPress hay Joomla, trong Blogger các bạn cũng có công cụ hỗ trợ sẵn. Hoặc nếu không bạn có thể sử dụng .htaccess để tạo trang lỗi 404 tùy biến :

ErrorDocument 404 /misc/404page.html

Một trang báo lỗi 404 tùy biến phải có một số thông tin cần thiết như sau :


  1. Trang báo lỗi 404 tùy biến của bạn phải trình bày giống và tương đồng với các phần còn lại của Website, để người dùng chắc chắn trang lỗi 404 là một thành phần của Website;
  2. Giải thích lỗi xáy ra, nếu có thể thì đưa thêm chi tiết và lý do thường xảy ra lỗi (đánh nhầm, nội dung đã bị di chuyển, … ). Giải thích rõ ràng và minh bạch dể hiểu cho người dùng;
  3. Nếu Website có chức năng tìm kiếm thì hãy tích hợp hộp thoại tìm kiếm trong trang báo lỗi;
  4. Hãy gợi ý liên kết tới trang chủ hay trang sơ đồ cấu trúc Website;
  5. Có thể liệt kê địa chỉ email để người dùng thông báo lỗi thế nhưng cũng đừng quá trong chờ vào người dùng sẽ bỏ thời gian để thông báo với bạn mà hãy tập trung tự sửa đổi trước.

Nguồn: Webmaster


Rank Alexa - Đánh giá Web đừng chỉ nhìn qua nó

Ngày càng nhiều bạn thắc mắc về vấn đề RANK alexa cao hay thấp liệu có ảnh hưởng đến chất lượng Website và nó thực sự có ảnh hưởng lớn đến Website hay không? Một Website có lượng truy cập rất tốt nhưng RANK alexa có khi rất thấp, và tôi muốn nói là ĐỪNG NHÌN VÀO RANK ALEXA.
Đó là sự thật!!! Một ví dụ điển hình chính là hầu hết các website ở Trung Quốc đều đang cheat alexa!!! Gần đây cũng có một số trang ở Việt Nam cũng cheat alexa…
Rank alexa cho web
Một số lý do để không nên tin quá nhiều vào Alexa:

· Alexa chỉ tínhđược truy cập khi trình duyệt có càiđặt Alexa Toolbar (IE, mớiđây là Firefox) còn các trình duyệt khác thì không có!

· Alexa không có nhiều chức năng, công việc của nó chỉ là hiển thị Alexa và ô tìm kiếm nhưng chẳng mấy ai đụng đến và rất khó để có lý do để người dùng cài đặt toolbar vào trình duyệt khi mà nó chỉ dùng để xem rank.

· Hầu hết các chương trình Anti virus, Internet Security đều cảnh báo khi cài Alexa Toolbar vào IE và xem nó như là adware,spyware

· Cơ chế tính rank của Alexa quá đơn giản và cheat là điều hoàn toàn có thể làm được.

Để đánh giá đúng về website nào đó, Alexa nên chiếm 10% ảnh hưởng!

Vậy làm cách nào để đánh giá đúng (tương đối đúng) về một website nào đó? Dùng Compete chăng? Ồ, nó cũng “cá mè một lứa” như Alexa mà thôi. Hay là dùngPageRank của Google? Úi, nó cũng không đóng góp gì nhiều, cùng lắm là 15-20% ảnh hưởng.

Bạn nên dùng thêm Google Trends để đánh giá mức phổ biến, sự phát triển của site đó

Ngoài ra, trước khi quyết định đặt quảng cáo ở website nàođó, bạn nên yêu cầu đặt các dịch vụ phân tích như Google Analytics chẵng hạn vào site. Nên xem xét kỹ lưỡng nếu không muốn tiền của bạn bỏ ra là vô ích.


SEO Web - Sự thật và những lời đồn

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về SEO Website. Mình cũng có những câu hỏi nghi vấn được đặt ra. Rất nhiều nguồn bài viết khác nhau có cái nhìn về SEO Web. Tuy nhiên có thể nói mỗi ý kiến một khác nhau. Để tìm được nguồn bài viết tin cậy và thật sự chất lượng không phải là khó nếu chúng ta biết được 1 chút thông tin về nó. Và ở đây, lúc mình bắt đầu đọc về SEO thì mọi thứ, mọi điều trên những bài viết đó đều tạo ra cho mình cái cảm giác mơ hồ.
Qua đọc thông tin vể SEO và khi đã làm 1 số site thì mình nhận ra có những bài viết chưa hoàn toàn đúng, và có những lời đời mang ý nghĩa sai.
Mình có đọc được bài viết phân tích này từ nguồn Webmaster. Hy vọng nó sẽ gỡ cho chúng ta 1 số thắc mắc còn nghi vấn

Đâu là cách giải quyết tốt nhất cho việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm? Có phải chỉ cần lập nên 1 trang web, mua vài từ khoá AdWords, và gửi một email cho những người quen để thông báo về site của bạn là đủ? Không! Còn thiếu sót quá nhiều. SEO vừa là một nghệ thuật vừa là một công việc khoa học, SEO là công cụ tuyệt vời nhưng phức tạp cho các webmaster để tăng lượng khách truy cập, cả về số lượng lẫn chất lượng.
SEO Website 2013
Nhưng chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu? Bạn sẽ chọn PPC hay Organic SEO? Các công ty SEO đều hứa hẹn đưa bạn lên thứ hạng cao nhất, nhưng năng lực thực sự của họ như thế nào? Khi nói đến việc tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, thiên hạ có vô khối lời đàm tiếu, đồn thổi.
XEM bài SEO - SEO để hiểu hơn 1 số khái niệm
- Các quảng cáo PPC trợ giúp hoặc làm hại cho Organic SEO

Sự thật: PPC và Organic SEO khác nhau hoàn toàn về bản chất. Do đó chúng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến nhau. Chúng cùng giúp website của bạn lên thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, theo những cách khác nhau. Để chọn chiến thuật nào là thích hợp với bạn, hãy nghĩ đến mục tiêu và tài nguyên hiện có của bạn. Bạn nên sử dụng PPC cho mục tiêu ngắn hạn và sử dụng Organic SEO cho mục tiêu dài hạn.

- Website sẽ bị banned nếu không làm đúng những hướng dẫn của Google.

Sự thật: Google hiện đang là bộ máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Hãy đọc kĩ hướng dẫn trong các cuốn sách như Google Webmaster hay Google 101 để biết được: Google crawl website(thu thập thông tin website) như thế nào, index (chỉ mục thông tin) các trang web như thế nào. Website của bạn sẽ không được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google nếu bạn làm sai các hướng dẫn này.

- Websites bị banned nếu sử dụng PPC.

Sự thật: Websites bị không bị banned. Nhưng những lượt truy cập nhận được qua chương trình PPC sẽ không được đếm vào lượt truy cập trên các công cụ tìm kiếm.

- Các bài viết phải có số lượng từ nhất định, số từ khóa xác định (keyword), từ khoá phải được in đậm hoặc viết nghiêng.

Sự thật: Người ta thường nghĩ rằng có một con số "ma thuật", nên được sử dụng làm số lượng từ trong một bài viết; hoặc nên lặp đi lặp lại các từ khoá. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Số lượng từ không phải là vấn đề quan trọng mà là chất lượng bài viết, nội dung hữu ích mới là điều người truy cập mong đợi và các bộ máy tìm kiếm quan tâm. Và các việc lặp lại các từ khoá, in đậm lên hay viết nghiêng đi không hề có tác dụng trong việc tăng thứ hạng của website.

- Sao chép lại nội dung sẽ khiến cho website của bạn bị phạt.

Sự thật: Website chỉ bị lọc ra và không được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

- Truy cập từ các liên kết trao đổi link sẽ không được tính vào lượng truy cập.

Sự thật: Truy cập đến từ mọi liên kết đều được đếm, trong một phạm vi nhất định.

- Những công ty SEO có thể tăng thứ hạng của bạn mà không cần bất kỳ thao tác nào trên website của bạn.

Sự thật: Nếu một công ty SEO nói như vậy thì họ đang lừa đảo bạn đấy!

Theo chuyên gia SEO Jill Whalen, SEO là không phải là một trò ảo thuật. "SEO là công việc thiết kế, tổ chức làm cho website của bạn có thể phục vụ tốt nhất cho những người truy cập và thích nghi nhất đối với các công cụ tìm kiếm."Bạn có muốn giúp đỡ những người cần đến nội dung mà bạn cung cấp tìm được đến website của bạn? Nếu thế bạn cần thiết kế site của bạn sao cho các công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy, thu thập thông tin và chỉ mục thông tin một cách dễ dàng.

SEO chứa đựng cả thử thách lẫn niềm vui. Thử thách bởi vì mỗi người có một quan điểm riêng về việc làm thế nào để có một thứ hạng cao trong Google, vì thế khó mà biết nên tin vào cái nào. Niềm vui bởi vì, một khi bạn hiểu được phương pháp của SEO, bạn sẽ thấy được tính nghệ thuật và tính khoa học của nó. Rồi bạn sẽ dễ dàng tìm được một chiến lược hợp lý về việc đặt những từ khóa ở đâu, viết nội dung như thế nào, và môi trường cạnh tranh nào hợp với bạn. Tối ưu hóa website của bạn, và lượng khách truy cập sẽ tăng lên!

* PPC: viết tắt của Pay Per Click (trả tiền theo nhấp chuột). Đây là một cách để quảng cáo trên máy tìm kiếm. Khi bạn thực hiện bất kỳ một tìm kiếm nào bạn sẽ thấy một số liên kết tài trợ. Khi sử dụng PPC thì website của bạn sẽ được liệt kê trong danh sách đó. Bất cứ khi nào khách thăm nhấp chuột vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ bị mất một chi phí nhất định tương ứng với nhấp chuột đó, giá bỏ thầu cho một click càng cao bạn càng được liệt kê ở các vị trí cao, do vậy sẽ thu được một lượng khách thăm lớn hơn.

* Organic SEO: bạn sẽ phải xây dựng một website chất lượng, thu hút được các đường link từ các trang web khác về site bạn gọi là backlink. Quá trình này đảm bảo rằng những người dùng internet sẽ tìm thấy website của bạn khi website của bạn được xếp hạng ở những vị trí đầu tại các máy tìm kiếm ứng với các từ khoá họ tìm. Đối với SEO bạn không cần phải trả tiền cho các click và là một quá trình lâu dài. Cần khá nhiều thời gian trước khi thực sự đạt được kết quả mong muốn, nhưng một khi mục tiêu được hoàn thành, bạn sẽ chắc chắn thu được một nguồn lợi nhuận bền vững và ổn định.)




SEO là nghệ thuật hay khoa học?

Khi nhắc đến SEO (search engine optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đạt ranking cao trên SERPs (seach engine result pages) hay nói cách khác là quảng bá website. Mà từ website thường khiến con người ta liên tưởng đến 1 bộ mộn trong chuyên ngành lập trình khô cứng của CNTT. Những người ảm hiểu hơn 1 chút thì lại luôn nghĩ tới tối ưu hóa, tới xây dựng liên kết, tới từ khóa, tới google... Nhưng mấy ai trong hầu hết những người đang và sẻ đọc bài viết này hiểu rằng SEO thật sự là 1 nghệ thuật, và để đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đó con người cần 1 sự đam mê và 1 sự nỗ lực hết mình.
Toi uu hoa tim kiem co phai la 1 nghe thuat
Phân tích, nắm bắt thời điểm và đưa ra kết luật:

Kết luận 2 từ tưởng như bình thường nhưng chắc rằng để tìm ra nó bạn cần phải ít nhiều động não. Kết luận là kết quả của cả 1 quá trình phân tích, tiên đoán, suy luận để có thể năm bắt được thời điểm để xây dựng 1 kết hoạch hành động chi tiêt. Dựa trên hàng loạt những hành động kéo dài, một kết quả sẻ được tạo nên để góp phần vào việc sử lý tổng thể.

SEO là phân tích, là năm bắt thời điểm và sự thành công hay thất bại của nó dựa trên kết luận cuối cùng của bạn. Search engine là cả một bộ máy sàn lọc khổng lồ, bạn sẻ không bao giờ biết trước cái gì sẻ được thu thập từ bộ máy này cho đến sau khi nó index sản phẩm đó. Vì vậy những phân tích dựa trên những số liệu về thời gian, đối thủ, keyword... sẻ đưa đến cho bạn ít nhất là 1 sự hình dung về tương lai của dự án.

Luôn chú ý theo dỏi và đề phòng:

SEO không phải là của riêng bạn, nó ko phải là 1 sản phẩm trí tuệ của riêng bất kì ai, mà nó là những kinh nghiệm, những thủ thuật được xây dựng dựa trên sự am hiểu và tìm tòi của mỗi người. Đối thủ của bạn luôn không ngừng phát triển và sẳn sàng vượt qua bất kì lúc nào. Sự chú ý phân tích, theo dỏi là hoàn toàn cần thiết, phải luôn biết xây dựng cho mình những chiến thuật cố gắng hướng chiến thuật của bạn đi đúng hướng.

Chiến thuật tốt được xây dựng thông qua sự phân tích về các điểm mạng, điểm yếu về sản phẩm mà website của bạn cung cấp. Phải biết tối ưu hóa từng trang, từng chuyên mục để tạo ra 1 sức mạng cho tổng thể trang web. Một kết hoạch làm SEO tốt là không bao giờ thừa.

Cần có 1 tầm nhìn tốt:

Một phân tích sâu thông qua cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ để có được những điều cần làm để điều chỉnh website của bạn sử dụng tốt, nhưng lại thiếu đi tầm nhìn về việc sử dụng của người đọc hay nói cách khác là khách hàng. Cũng giống như việc bạn dùng xe để chuyên chở 1 khối lượng lớn hàng hoá mà không để ý đến người đi đường bên dưới.

Mọi sự nóng vội đều dẫn đến hiệu quả xấu, nó có thể làm mất đi của bạn rất nhiều thứ quan trọng hơn. Vấn đề là phải có 1 tầm nhìn đủ sức gây ảnh hưởng tốt cho công việc của bạn trong tương lại.

Làm SEO cần phai đi 1 chặn đường dài, từ một số cách điều chỉnh các thẻ meta và tìm kiếm hàng trăm liên kết để có thể rank cao ở 1 keyword nào đó trên search engine. Và nếu bạn muốn rank cao trong 1 loạt từ khóa về các sản phẩm, bạn cần 1 tầm nhìn tốt để những gì bạn đã và đang xây dựng sẻ hỗ trợ cho những dự định trong tương lai.

Dịch vụ của bạn đã hoàn hảo chưa ?

Đa phần những khách hàng của SEO Việt Nam đều đặt 1 câu hỏi tương tự là liên quan đến việc liệu công việc SEO có đảm bảo 1 tương lai lâu dài hay không? Điều này minh nghĩ cũng khá nhiều webmaster quan tâm đến. Thật ra nó cũng tương tự như việc bạn trồng cây mà thôi. Việc đầu tư chắm sóc, phân bón, tưới tắm từ lúc còn trong mần sẻ xây dựng cho hạt giống 1 tương lai vững chắc với 1 bộ rễ khỏe mạng và sự chăm sóc thường xuyên.

Đối thủ như thế nào ?

Cạnh tranh luôn là yếu tố tạo nên sức sống của thị trường, bạn đừng nghĩ việc cạnh tranh chỉ phụ thuộc vào website của bạn VS website đối thủ. Mà trên thực tế việc cạnh tranh ở đây chính là việc bạn vs với chính bạn với thuật toán của công cụ tìm kiếm là vị quan tòa thầm lặng.

Sự cạnh tranh này được chính bạn thực hiện với việc tinh chỉnh về các meta tag title, description , hiểu chỉnh server, tốc độ load web và kể cả trọng lượng page của bạn (đơn vị kb). Việc hiểu chỉnh sao cho theo kịp với sự thay đổi của các thuật toán là 1 việc không hề đơn giản, bạn sẻ phải đầu tư vào cuộc chơi này khá nhiều thời gian và công sức.

Sự kiên trì và nỗ lực:

Hầu hết các từ khóa cạnh tranh đều cấn đến thời gian vài tháng cho đến vài năm để có thể xem xét kết quả, nhưng bạn phải luôn chắc chắn 1 điều rằng những dự tính của bạn sẻ không bao giờ theo đúng 100%, nhưng keyword có thể chỉ ranking được no.2 thay vì no.1, traffic có thể chỉ bằng 50% dự kiến. Vì vậy việc cần làm từ khi mới bắt đầu là phải tố chức 1 kế hoạch quản lý hàng loạt từ khóa, dựa trên 1 cơ sở các cùm tự liên quan bạn có thể mix được. Việc này đòi hỏi bạn phải động nào và suy tính đến những trường hợp có thể sảy ra và tiên liệu trước cho nó.

Việc làm SEO cũng giống như việc bạn chơi cờ, mọi cách dàn binh bố trận, mọi chiến thuật, mọi sự hy sinh hay thay đổi trong nước đi đều hướng tới 1 chiến thắng sau cùng. Việc xây dựng phải được tiến hành 1 cách bài bản theo những kế hoạch đã đựoc dựng sẵn, những khoảng đầu tư về thời gian và công sức phải có 1 hiệu quả nhất định trong sự phát triển của tông thể. Một cái nhìn bao quát những xâu xa sẻ giúp tiếp kiệm phần lớn công sức và thời gian.

Nguồn: Webmaster
BACK TO TOP